Trade Marketing là gì? Công việc chính của Trade Marketing

Trade Marketing là gì? Công việc chính của Trade Marketing

Trade Marketing là gì? Các công việc chính của Trade Marketing là gì? Trong bài viết này, viecTOP sẽ chia sẻ những thông tin cụ thể về Trade Marketing để bạn nắm rõ hơn. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Trade Marketing là gì?

Trade Marketing là gì?
Trade Marketing là gì?

Trade Marketing hay còn gọi là Marketing tại điểm bán hoặc tiếp thị thương mại. Là bộ phận trung gian giữa Sales và Marketing. Bộ phận này có nhiệm vụ là triển khai các hoạt động tổ chức, chiến lược ngành hàng, thương hiệu trong kênh phân phối tại điểm bán thông qua việc tối ưu hóa trải nghiệm người mua hàng và nhà bán lẻ để đạt được lợi nhuận và doanh số.

Công việc của Trade Marketing là gì? Là tập trung nghiên cứu và thực hiện các giải pháp nhằm mục đích để khách hàng tiếp cận và cảm nhận tốt nhất về sản phẩm của công ty tại mọi điểm bán lẻ, cửa hàng đại lý, siêu thị, trung tâm thương mại,.. ở vị trí xung quanh.

Nói cách khác, Trade Marketing là việc làm sao để những nhà bán lẻ, nhà phân phối có hứng thú mà nhập hàng của bạn, còn người tiêu dùng sẽ thấy ngay sản phẩm của bạn mỗi khi đi mua sắm.

>>> Xem thêm: Phỏng vấn phải hỏi gì: TRADE MARKETING

Vai trò của Trade Marketing là gì?

Vai trò của Trade Marketing là gì?
Vai trò của Trade Marketing là gì?

Vai trò của Trade Marketing gồm 4 nhiệm vụ chính sau:

  • Đầu tiên là nghiên cứu và phát triển các phương án tối ưu hóa, những chiến lược tiếp thị phù hợp với xu thế, định hướng, tầm nhìn và mục tiêu của thương hiệu, thông điệp của sản phẩm, dịch vụ.
  • Thứ hai, Trade Marketing là một bộ phận nòng cốt đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu bền vững, ngày càng tiến xa hơn trên thị trường. Nhiệm vụ của bộ phận này được xem như chiếc cầu nối biết ứng phó, chủ động linh hoạt giữa bộ phận phát triển sản phẩm và người mua.
  • Thứ ba, là duy trì mối quan hệ tích cực với khách hàng để ngày càng có được phân khúc khách hàng tiềm năng và khách hàng gắn bó lâu dài với thương hiệu của doanh nghiệp.
  • Cuối cùng, vai trò của Trade Marketing là cần sáng tạo, cập nhật được tình hình, xu hướng thị trường và bổ sung những chương trình mới hiệu quả để tối ưu việc tiêu thụ sản phẩm tại các cửa hàng, trung tâm lớn, đơn vị sỉ – lẻ,..

Đối tượng của Trade Marketing là ai?

Đối tượng liên quan trực tiếp, gián tiếp đến Trade Marketing bao gồm: Consumer (người tiêu dùng), Shopper (người mua hàng) và Customer (khách hàng). Trong đó, Consumer liên quan đến Brand Marketing, Shopper là đối tượng chính của Trade Marketing, còn Customer là đối tượng chung của toàn hệ thống chiến lược sản phẩm của công ty.

Brand Marketing và Trade marketing có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cả Consumer và Shopper đều có trong chiến lược Trade Marketing thì mới đẩy nhanh lượng hàng bán ra thị trường. Ngoài ra còn có POP (point of purchase) là nơi diễn ra các hoạt động marketing và là nơi để khách hàng quyết định mua sản phẩm trưng bày.

Đối tượng của Trade Marketing
Đối tượng của Trade Marketing

Consumer (người tiêu dùng)

Consumer (người tiêu dùng) trong Trade Marketing là đối tượng trực tiếp sử dụng sản phẩm, họ có thể là người mua hàng hoặc không. Vì người mua hàng đôi khi chỉ mua theo nhu cầu của gia đình chứ không thực sự dùng mặt hàng đó. Còn người tiêu dùng mới là đối tượng cuối cùng sử dụng hàng hóa, dịch vụ được mua. 

Shopper (khách mua hàng)

Shopper (khách mua hàng) là người cuối cùng đưa ra quyết định có mua sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu hay không. Tương tự như vậy, người mua hàng có thể là người tiêu thụ hoặc không. Nếu như người tiêu thụ là đối tượng sử dụng sản phẩm thì người mua hàng là đối tượng quyết định mua mặt hàng đó.

Và đây là lúc Trade Marketing thực hiện hết năng suất của mình để thuyết phục khách hàng chi tiền. Nhưng nhờ các hoạt động Trade Marketing thu hút (đặc biệt là chương trình ưu đãi) thì khách sẽ quyết định chi tiền để sở hữu món hàng đó.

Mô tả công việc Trade Marketing

Trade Marketing là một công việc khá mới đối với nhiều doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam hiện nay, vì thế nên rất nhiều người đặt câu hỏi công việc của nhân viên Trade Marketing là gì?

Mô tả công việc của nhân viên Trade Marketing
Mô tả công việc của nhân viên Trade Marketing

Dưới đây là bản mô tả công việc Trade Marketing bạn có thể tham khảo thêm:

  • Thu thập thông tin từ các điểm bán lẻ nhằm phân tích, báo cáo về các biến động sản lượng bán ra, xu hướng mua hàng và sử dụng.
  • Làm cầu nối giữa nhà sản xuất với khách hàng.
  • Xây dựng kế hoạch phát triển chiến lược Marketing dựa trên định hướng phát triển thương hiệu của công ty.
  • Tiến hành xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình trưng bày điểm bán, treo bảng hiệu quảng cáo và các chương trình kích hoạt nhãn hàng nhằm thể hiện sự vượt trội của các sản phẩm công ty so với đối thủ cạnh tranh.
  • Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng.
  • Phối hợp cùng với các bộ phận khác trong công ty và đối tượng kinh doanh để tối ưu hóa kết quả hoạt động kinh doanh.
  • Giám sát và đánh giá các hoạt động trưng bày POSM (POSM là tổng hợp tất cả các vật dụng hỗ trợ cho việc bán hàng tại địa điểm bán lẻ, hội chợ, triển lãm nhằm tăng độ nhận diện thương hiệu).
  • Lập bảng báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cấp trên.

>>> Bản mô tả công việc Marketing của nhân viên đầy đủ nhất

Yêu cầu công việc của vị trí Trade Marketing là gì?

Trade Marketing là một phần của marketing nên cũng có những yêu cầu công việc riêng. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đều đưa ra bảng yêu cầu công việc chung cho vị trí Trade Marketing như sau:

Yêu cầu công việc của vị trí Trade Marketing
Yêu cầu công việc của vị trí Trade Marketing
  • Tốt nghiệp Đại học hoặc cao đẳng chuyên ngành Marketing.
  • Thành thạo tin học văn phòng.
  • Có khả năng phân tích số liệu của công ty và đối thủ cạnh tranh.
  • Nhạy cảm về kinh doanh, kinh tế và thị trường, hiểu được nhu cầu của thị trường để điều chỉnh sao cho phù hợp.
  • Có tư duy logic và khả năng sáng tạo.
  • Có khả năng làm việc độc lập và kỹ năng làm việc nhóm.
  • Có khả năng đàm phán.
  • Khả năng thích nghi nhanh chóng với môi trường làm việc.
  • Có thể lực tốt vì đặc thù công việc cần di chuyển nhiều và sẵn sàng làm thêm giờ.

Tìm việc làm Trade Marketing, tuyển dụng Trade Marketing 

Nếu bạn mong muốn tìm kiếm việc làm ở vị trí Trade Marketing tuyển dụng thì hãy tham khảo một số việc làm từ những nhà tuyển dụng uy tín đã được viecTOP xác nhận. Đồng thời hãy tạo cho mình một chiếc CV hoàn hảo và nộp ngay. Nếu bạn đáp ứng những yêu cầu thì nhà tuyển dụng sẽ liên hệ với bạn ngay.

Trên đây là những chia sẻ về Trade Marketing là gì và các công việc chính của Trade Marketing. Hy vọng bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích giúp bạn theo đuổi lĩnh vực này trong tương lai.

>>> Tìm hiểu thêm về Quản trị Marketing là gì? Các công việc của quản trị Marketing

Bình luận