TOP các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn, xin việc
Đối với những bạn sinh viên mới ra trường hoặc người đang có nhu cầu tìm việc làm nhưng đã có kinh nghiệm phỏng vấn thường tham khảo các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn trước khi đi xin việc. Việc này giúp họ biết trước được câu hỏi mà nhà tuyển dụng sẽ hỏi để đưa ra câu trả lời thông minh, giúp đậu phỏng vấn cao.
TOP các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn, xin việc
Dưới đây là tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn thường gặp, những chủ đề phỏng vấn mà nhà tuyển dụng thường hay hỏi, bạn có thể tham khảo để có sự chuẩn bị thật tốt trước khi phỏng vấn, xin việc.
Câu hỏi về thông tin cá nhân
-
Bạn có thể giới thiệu đôi nét về bản thân được không?
-
Điểm mạnh/điểm yếu của bạn là gì?
-
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?
-
Thành tích lớn nhất bạn đạt được trong thời gian gần đây là gì?
-
Bạn có kinh nghiệm gì đối với công việc này (vị trí đang ứng tuyển)?
Câu hỏi về đánh giá khả năng phản ứng
-
Bạn nghĩ mình có phù hợp với vị trí này hay không? Chúng tôi có nên tuyển bạn hay không?
-
Bạn mong muốn gì ở công ty chúng tôi?
-
Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?
-
Khả năng chịu áp lực công việc của bạn như thế nào?
-
Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi hay không?
Câu hỏi phỏng vấn về thái độ làm việc
-
Động lực làm việc của bạn là gì?
-
Quyết định lớn nhất trong năm qua của bạn là gì?
-
Nhìn lại thời gian qua, bạn nhận thấy sự nghiệp có gì nổi bật, tiến triển hay không?
Câu hỏi phỏng vấn bẫy ứng viên
-
Bạn có dự định gắn bó lâu dài với công ty chúng tôi không?
-
Bạn coi trọng điều gì hơn giữa tiền và công việc?
-
Bạn nghĩ mình có gì để hoàn thành được công việc mà chúng tôi giao?
-
Theo bạn nên làm việc độc lập hay nhóm?
-
Nếu sếp làm sai thì bạn sẽ làm gì?
Câu hỏi phỏng vấn liên quan đến công việc cũ
-
Điều làm bạn hài lòng và không hài lòng về công việc cũ là gì?
-
Lý do vì sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?
-
Đồng nghiệp công ty cũ họ nói gì về bạn?
-
Bạn hãy kể đôi nét về sếp cũ của bạn.
Câu hỏi phỏng vấn về khả năng xử lý tình huống
-
Trước khi bắt đầu vào công việc, bạn kiểm tra email nhận thấy có 2000 email chưa đọc mà bạn chỉ có thể trả lời 300 email trong một ngày. Nếu gặp trường hợp này bạn sẽ làm gì?
-
Đặt trường hợp tôi là khách hàng, bạn hãy thử giới thiệu sản phẩm - dịch vụ của công ty chúng tôi.
-
Bạn có muốn thay đổi điều gì trong quy trình phỏng vấn không?
>>> Xem thêm: 10 Kinh nghiệm phỏng vấn dành cho người mới
Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn thông minh
Trên là các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn, để nhà tuyển dụng đưa ra quyết định bạn có trúng tuyển hay không thì bạn phải biết cách trả lời câu hỏi sao cho khéo léo, thông minh.
Dưới đây là một số kinh nghiệm trả lời câu hỏi giúp bạn ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Tham khảo ngay nhé!
Đọc nhiều sách về kỹ năng trả lời phỏng vấn
Đọc nhiều sách giúp bạn tích lũy được nhiều ngôn từ, cải thiện vốn từ ngữ, hiểu được ý đồ của nhà tuyển dụng và tăng thêm sự tự tin. Trong sách có rất nhiều kiến thức hay nếu bạn biết cách chọn lọc thì bạn sẽ vượt qua buổi phỏng vấn một cách dễ dàng và được nhà tuyển dụng đánh giá cao.
>>> Xem thêm: Gợi ý một số sách hay nên đọc
Học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước
Bạn có thể hỏi anh, chị đã từng đi phỏng vấn xin việc để họ chia sẻ những kiến thức gần với thực tế. Bạn có thể hỏi các câu hỏi khi đi phỏng vấn như:
-
“Trước khi phỏng vấn anh/chị cần chuẩn bị gì?”
-
“Trong cuộc phỏng vấn, người ta thường hay hỏi về vấn đề gì?”.
Luyện tập phỏng vấn và trả lời phỏng vấn trước gương
Cách này giúp bạn có thêm sự tự tin trước khi tham gia cuộc phỏng vấn xin việc. Ngoài tham khảo các câu hỏi khi phỏng vấn, bạn có thể xem thêm những video được chia sẻ trên mạng xã hội để học hỏi.
Đọc các bài phỏng vấn mẫu
Đọc các bài phỏng vấn mẫu để biết thêm cách trả lời câu hỏi phỏng vấn hay, gây ấn tượng và dễ dàng ghi điểm với nhà tuyển dụng. Có nhiều bài phỏng vấn mẫu trên Internet, mạng xã hội,... bạn có thể tham khảo.
Tìm hiểu kỹ về công ty, vị trí công việc đang ứng tuyển
Việc này giúp bạn ghi điểm với nhà tuyển dụng vì bạn đã cho họ thấy rằng bạn rất quan tâm tới công ty, vị trí công việc họ đang tuyển dụng. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu các thông tin về công ty, sản phẩm, dịch vụ và công việc họ yêu cầu cũng là cách giúp bạn tự tin khi trả lời câu hỏi họ đưa ra trong cuộc phỏng vấn.
Các lỗi nên tránh khi trả lời những câu hỏi phỏng vấn xin việc
Khi trả lời các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn, xin việc để tránh mắc sai lầm bạn cần tránh những lỗi sau:
Kỹ năng giao tiếp kém
Khi trả lời phỏng vấn, bạn phải giao tiếp với người tuyển dụng bằng cách bắt tay, giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể,... Đây là những yếu tố hàng đầu được để ý trong quá trình giao tiếp. Những chi tiết này cho thấy bạn là một ứng cử viên sáng giá mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, thậm chí khi bạn chưa trả lời các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn.
Khi trò chuyện, bạn cần ngồi thẳng lưng, không bắt chéo chân và nhìn vào mắt của nhà tuyển dụng. Bạn cũng cần lưu ý là tắt chuông điện thoại trước khi đến buổi phỏng vấn.
Không đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng
Trong các cuộc phỏng vấn ngoài những câu hỏi khi đi phỏng vấn thì các ứng viên cũng có thời gian để đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng. Bạn không nên bỏ lỡ cơ hội này vì đây là thời điểm thích hợp để bạn thể hiện sự quan tâm với công việc và công ty mà mình ứng tuyển. Bạn có thể hỏi như sau: “Công việc này có cơ hội chuyển công tác tại các quốc gia khác không?”
Nếu bạn không có câu hỏi nào để hỏi nhà tuyển dụng thì họ sẽ đánh giá rằng bạn chưa chuẩn bị tốt hoặc không có hứng thú với công việc này.
>>> Xem thêm: Đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng - Kinh nghiệm phỏng vấn
Nói quá nhiều
Phỏng vấn là cơ hội để bạn giới thiệu bản thân mình. Tuy nhiên, có nhiều ứng viên tận dụng thời gian của buổi phỏng vấn để thể hiện bản thân bằng cách nói quá nhiều, nói dài dòng và thao thao bất tuyệt. Chính điều này khiến cho nhà tuyển dụng cảm thấy tồi tệ và khó chịu. Do đó, khi trả lời câu hỏi phỏng vấn bạn nên trả lời ngắn gọn, đầy đủ ys và đúng trọng tâm.
Trả lời không đủ ý
Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy khó chịu nếu bạn trả lời câu hỏi phỏng vấn cộc lốc chỉ với 1 hoặc 2 từ và không cung cấp thêm thông tin gì khác. Để tránh rơi vào trường hợp này, bạn hãy trả lời các câu hỏi một cách tích cực, đầy đủ ý, đúng trọng tâm là được.
Trả lời sai câu hỏi của nhà tuyển dụng
Để tránh trả lời sai câu hỏi của nhà tuyển dụng, khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi, bạn hãy tập trung lắng nghe câu hỏi và dành thời gian để chuẩn bị, chắt lọc thông tin trước khi đưa ra câu trả lời.
Chọn trang phục đi phỏng vấn không phù hợp
Vẻ ngoài chỉn chu, quần áo gọn gàng, sạch sẽ tạo ấn tượng đầu tiên trong mắt nhà tuyển dụng. Nếu là nam thì bạn có thể chọn chiếc áo sơ mi trắng, quần tây đen, kèm áo vest (nếu có). Nếu là nữ thì có thể chọn áo sơ mi, áo cổ kín kết hợp với quần âu hoặc chân váy.
Đến phỏng vấn trễ
Việc đến tham gia cuộc phỏng vấn trễ cho thấy bạn là một người thiếu chuyên nghiệp vì không quan tâm đến thời gian. Do đó, bạn nên sắp xếp thời gian đến tham gia cuộc phỏng vấn trước 5 - 10 phút hoặc 30 phút để có thời gian sửa soạn lại trang phục và lấy lại tinh thần cho cuộc nói chuyện.
Tập trung quá nhiều về tiền bạc
Trong cuộc phỏng vấn, bạn đừng đề cập quá sớm về vấn đề tiền bạc việc này khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Bạn lưu ý rằng, chủ đề về lương bổng, phúc lợi xã hội thường được bàn bạc vào cuối buổi. Vì thế, bạn đừng vội đề cập sớm mà hãy tập trung vào việc thể hiện bản thân để chứng tỏ rằng bạn phù hợp với vị trí công việc mà nhà tuyển dụng đang cần.
Trên đây là tổng hợp các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn, xin việc và cách trả lời câu hỏi thông minh, khéo léo. Hy vọng bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và đạt được vị trí công việc mà mình mong muốn. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm liên quan đến Sale Marketing thì hãy tham khảo tại đây.
Bình luận