Tình hình thị trường tuyển dụng - lao động 6 tháng đầu năm 2023

Tình hình thị trường tuyển dụng - lao động 6 tháng đầu năm 2023

Tổng quan, nhu cầu tuyển dụng lao động trong 6 tháng đầu năm 2023 vẫn ở mức kiểm soát được, tuy nhiên thị trường lao động Việt Nam ở thời điểm hiện tại vẫn là một thị trường dư thừa lao động và phát triển không đồng đều, số lượng lao động có trình độ, tay nghề cao còn thấp. Việc kết nối cung - cầu lao động còn hạn chế, vẫn đang xảy ra tình trạng mất cân đối cung - cầu ở một số ngành nghề, địa phương, khu vực.

Một số ngành nghề giảm tuyển dụng lao động nhiều nhất trong 6 tháng đầu năm 2023

Theo Báo Đầu tư, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của nhiều nhóm ngành nghề trong những tháng đầu năm nay giảm sút từ 18 - 43% so với giai đoạn trước đại dịch. Có thể kể đến như: du lịch, nhà hàng và khách sạn; dệt may và da giày; xây dựng và bất động sản; thu mua, vật tư và cung vận; công nghệ thông tin; xuất nhập khẩu; vận tải và logistics; pháp lý và hành chính; marketing; bán hàng và chăm sóc khách hàng.

Du lịch, nhà hàng và khách sạn

Du lịch, nhà hàng và khách sạn là lĩnh vực chịu ảnh hưởng sâu sắc từ đại dịch COVID-19. 4 tháng đầu năm 2022, nhu cầu tuyển dụng nhân sự của lĩnh vực này giảm đến 55% so với thời điểm bình ổn trước dịch, dù 2022 là năm thị trường phục hồi mạnh mẽ sau dịch.

Sang năm 2023, dù ảnh hưởng suy thoái kinh tế nhưng nhu cầu tuyển dụng ngành này lại tăng nhẹ. Dù vậy, so với thời điểm bình ổn trước dịch, nhu cầu tuyển dụng ngành này vẫn giảm 43%.

Dệt may và da giày

Sau đại dịch, nhu cầu tuyển dụng lao động của ngành dệt may và da giày vẫn thấp hơn thời điểm thị trường bình ổn là 18%. Sau đó, đối mặt với những biến động trên thị trường thế giới, nhu cầu về lao động của lĩnh vực này trong 4 tháng đầu năm 2023 sụt giảm đến 39% so với giai đoạn bình ổn trước dịch.

Nguyên nhân do suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát tại các thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế tăng cao tác động lên sức mua, đơn hàng và đơn giá của doanh nghiệp ngành này đều sụt giảm.

Nhu cầu về lao động của ngành dệt may và da giày trong 4 tháng đầu năm 2023 sụt giảm đến 39% so với giai đoạn bình ổn trước dịch. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)
Nhu cầu về lao động của ngành dệt may và da giày trong 4 tháng đầu năm 2023 sụt giảm đến 39% so với giai đoạn bình ổn trước dịch. (Ảnh minh họa - Ảnh: Báo Đầu tư)

Xây dựng và bất động sản

Đầu năm 2022, lĩnh vực bất động sản phát triển mạnh mẽ khi trở thành một kênh đầu tư sôi động, có khả năng sinh lợi lớn sau thời gian dài cả nước bị phong tỏa bởi dịch COVID-19.

Nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành này trong 4 tháng đầu năm 2022 tăng trưởng 19% so với thời điểm bình ổn trước dịch COVID-19. Tuy nhiên, bước qua năm 2023, nhu cầu tuyển dụng ngành này "quay đầu", sụt giảm đến 34% so với thời điểm bình ổn.

Thu mua, vật tư và cung vận

Nhu cầu tuyển dụng lao động lĩnh vực này trong 4 tháng đầu năm 2022 giảm nhẹ (3%) so thời điểm cùng kỳ đang bình ổn trước dịch COVID-19.

Tuy nhiên, vào đầu năm 2023, lĩnh vực này lại ghi nhận giảm đến 25% nhu cầu tuyển dụng so với thời điểm được xem là bình ổn của thị trường vào năm 2019.

Công nghệ thông tin

Giai đoạn giãn cách xã hội là thời điểm bùng nổ phát triển của ngành này, nhu cầu nhân lực có sự tăng trưởng rõ rệt. 4 tháng đầu năm 2022, nhu cầu tuyển dụng lĩnh vực này tăng 10% so với giai đoạn trước dịch.

Tuy nhiên, khi thị trường Việt Nam trải qua ảnh hưởng của suy thoái từ biến động kinh tế thế giới, nhu cầu tuyển dụng của lĩnh vực này giảm 20% so với thời điểm cùng kỳ đang bình ổn trước dịch COVID-19.

Xuất nhập khẩu

4 tháng đầu năm 2022, lĩnh vực này chỉ giảm nhẹ về nhu cầu tuyển dụng nhân sự (1%) so với thời điểm cùng kỳ đang bình ổn trước dịch. Tuy nhiên, đến giai đoạn 4 tháng đầu năm 2023, lĩnh vực này lại ghi nhận sự giảm sút nhu cầu tuyển dụng nhân sự lên đến 18% so với giai đoạn ổn định trước dịch.

Vận tải và logistics

4 tháng đầu năm 2022, lĩnh vực này phục hồi tích cực sau COVID-19, nhu cầu tuyển dụng tăng đến 5% so với mức bình ổn của cùng kỳ trước dịch. 4 tháng đầu năm 2023, nhu cầu này sụt giảm mạnh mẽ, tỷ lệ giảm đến 22% so với giai đoạn trước dịch.

Pháp lý và hành chính

Nhóm ngành này trải qua sự giảm sút đáng kể về nhu cầu tuyển dụng từ khi xuất hiện dịch COVID-19. Trong giai đoạn phục hồi mạnh mẽ của thị trường sau dịch năm 2022, nhu cầu tuyển dụng của nhóm ngành này vẫn thấp hơn 18% so với giai đoạn bình ổn trước dịch. Sang giai đoạn đầu năm 2023, nhu cầu tuyển dụng ngành này vẫn thấp hơn giai đoạn bình ổn trước dịch đến 31%.

Marketing

Nhu cầu tuyển dụng trong 4 tháng đầu năm 2022 của ngành này chỉ thấp hơn so với giai đoạn bình ổn trước dịch 3%. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2023 lại cho thấy sự sụt giảm lên tới 28% của ngành này so với thời điểm cùng kỳ đang bình ổn trước dịch COVID-19.

Nguyên nhân là do thị trường trải qua biến động về kinh tế, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, dẫn đến hoạt động kinh doanh giảm sút, các công ty điều chỉnh lại bộ máy qua việc cắt giảm các bộ phận không trực tiếp tạo ra lợi nhuận.

Bán hàng và chăm sóc khách hàng

So với giai đoạn thị trường đang bình ổn trước dịch COVID-19, nhu cầu tuyển dụng 4 tháng đầu năm 2022 của nhóm ngành này giảm sút đến 21% do ảnh hưởng của dịch. 4 tháng đầu năm, nhu cầu tuyển dụng ngành này vẫn duy trì ở mức thấp, giảm 23% so với giai đoạn trước dịch.

Tuy nhiên, trong "bức tranh" thị trường lao động vẫn có điểm sáng với 2 lĩnh vực và ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng tăng trưởng so với thời điểm bình ổn trước dịch Covid-19 là ngân hàng, dịch vụ tài chính và hàng tiêu dùng.

Thách thức với thị trường tuyển dụng trong 6 tháng cuối năm

Nhà nhà tuyển dụng, người người tìm việc nhưng có lẽ mọi người vẫn chưa thể chung đường chung chí hướng. Ai tuyển thì vẫn cứ tuyển, ai tìm việc thì vẫn cứ đang tìm việc.

Dự kiến tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị duy trì mức dưới 4%

Theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, kết quả thực hiện lĩnh vực lao động-việc làm trong 6 tháng đầu năm 2023 cho thấy, mặc dù tăng trưởng kinh tế không bằng cùng kỳ năm trước và vẫn còn tình trạng cắt giảm lao động trong các doanh nghiệp do bị cắt giảm đơn hàng hay thu hẹp sản xuất, nhưng thị trường lao động vẫn trong tầm kiểm soát và các chỉ số về việc làm có dấu hiệu tích cực.

Báo cáo tình hình lao động-việc làm từ 40 tỉnh, thành phố cho biết, đến hết ngày 20/5/2023, có khoảng 509 nghìn lao động bị ảnh hưởng việc làm như mất việc, thôi việc, giảm giờ làm, tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương. Con số này chiếm khoảng 3,4% tổng số lao động trong doanh nghiệp.

Thách thức với thị trường lao động 6 tháng cuối năm ảnh 1
(Nguồn: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.)

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội dự báo, thị trường lao động 6 tháng cuối năm 2023 cũng sẽ chịu nhiều rủi ro và thách thức, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 vẫn còn ảnh hưởng.

Song hành với đó là sự sụt giảm sức mua ở các thị trường xuất khẩu; xung đột giữa Nga-Ukraine; lạm phát, giá cả tăng cao, chính sách tiền tệ thắt chặt… làm cho tổng cầu hàng hóa trên thế giới sụt giảm, nhu cầu nhập khẩu của các thị trường lớn cũng bị suy giảm, dẫn tới các doanh nghiệp trong nước bị cắt giảm đơn hàng, đứt gãy chuỗi cung ứng trên toàn cầu, gây khó khăn cho việc sản xuất, nhất là trong các ngành như chế biến, chế tạo, dệt may, da giày... Số liệu việc làm, thị trường lao động từ các cơ quan quản lý nhà nước đều cho thấy thị trường lao động những tháng cuối năm 2023 không mấy lạc quan, người lao động sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập....

Đăng ký tài khoản ứng viên để tạo CV và tham gia ứng tuyển với hàng ngàn cơ hội việc làm cùng ViecTop - Top việc làm Sales Marketing

>> https://viectop.com.vn/register

 

Bình luận