Điểm yếu trong CV là gì? Cách ghi điểm yếu ấn tượng
Một tấm vé thông hành không thể thiếu đưa bạn đến vòng phỏng vấn trực tiếp đó là CV xin việc. Chính vì lý do này nên hầu hết các ứng viên đều cố gắng loại bỏ tất cả điểm yếu cá nhân và chỉ tập trung đầu tư vào điểm mạnh để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Những lầm tưởng đó vô tình khiến CV của bạn trở nên thiếu chân thực.
Vậy nêu điểm yếu trong CV có thực sự cần thiết? Cách ghi điểm yếu như thế nào cho tinh tế. Hãy cùng viecTOP tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết hôm nay nhé.
Điểm yếu trong CV là gì?
Nếu điểm mạnh làm chúng ta tự tin về bản thân hơn thì điểm yếu lại là những khiếm khuyết về kiến thức, kỹ năng liên quan đến công việc bạn ứng tuyển. Đôi khi, nó cũng liên quan đến tính cách, thái độ bạn cần cải thiện trong công việc. Thông thường, nhà tuyển dụng sẽ chú ý đến điểm mạnh nhiều hơn nhưng họ sẽ không bỏ qua điểm yếu vì chúng giúp họ hiểu rõ hơn về mức độ trung thực của ứng viên.
Ý nghĩa của điểm yếu trong CV
Vốn dĩ trong cuộc sống không ai hoàn hảo cả nên việc trình bày điểm yếu trong CV giúp nhà tuyển dụng có cơ sở để đánh giá và nhìn nhận về khả năng thực sự của ứng viên. Hơn nữa, khi tự đánh giá được điểm yếu, bạn cũng chứng tỏ rằng bạn đã hiểu rất rõ về bản thân và có những biện pháp để khắc phục nhược điểm của chính mình.
So với việc nêu điểm mạnh, thì việc nêu điểm yếu một cách khéo léo dễ tạo ấn tượng tốt trong mắt nhà tuyển dụng và qua đó họ cũng xem xét liệu bạn có phù hợp với văn hóa của công ty hay không.
Cách ghi điểm yếu thu hút nhà tuyển dụng
Trái ngược với điểm mạnh, nhiều ứng viên rất ngại chia sẻ về điểm yếu của bản thân, vì điểm mạnh làm chúng ta tự tin bao nhiêu thì điểm yếu sẽ làm chúng ta tự ti bấy nhiêu. Có thể nói lựa chọn điểm yếu ghi vào CV như một bước đi đầy tính mạo hiểm. Tuy nhiên, bạn có thể chọn lọc một số điểm yếu liên quan đến vị trí ứng tuyển nhằm tạo nên sự độc đáo cho con người của bạn.
Điểm yếu có thể liệt kê
Nhóm thuộc về kinh nghiệm làm việc/ trình độ chuyên môn: Là một sinh viên năm cuối hay sinh viên mới ra trường thì việc không có nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như trình độ chuyên môn là điều có thể cảm thông được. Bạn cũng đừng quá tự ti về bản thân, thay vào đó hãy chứng tỏ niềm mong muốn sẵn sàng học hỏi để nhà tuyển dụng có phương án phù hợp để đào tạo, hướng dẫn bạn.
Nhóm thuộc về kỹ năng mềm: Hạn chế về trình độ ngoại ngữ, kỹ năng tin học văn phòng chưa tốt hay khả năng giao tiếp, sắp xếp công việc còn kém,... Những khuyết điểm này thuộc về chủ quan và hoàn toàn có thể khắc phục được. Thứ bạn cần ở đây là một cơ hội phát triển kỹ năng trong quá trình làm việc chung sau này tại công ty.
Nhóm thuộc về tính cách: Bạn có thể liệt kê những điểm yếu như hay tự ti về bản thân, trong quá trình làm việc hơi nóng tính nên làm người khác tránh xa,... Khi làm việc chung với nhau, chúng ta cần một thái độ vui vẻ, hòa nhã và mang đến điều tích cực cho đồng đội của mình. Việc khéo léo biến khuyết điểm thành ưu điểm chắc chắn sẽ là một bước đi khôn ngoan dành cho bạn.
Điều cần tránh khi viết điểm yếu
Viết lan man, dài dòng: Quy chuẩn của tất cả các mục trong CV không nên viết lan man, dài dòng. Bạn cần viết ngắn gọn, súc tích và chỉ nêu rõ ý mình muốn thể hiện. Việc này góp phần giúp nhà tuyển dụng nắm thông tin nhanh và không bị mất thời gian khi đọc qua CV của bạn.
Liệt kê quá nhiều khuyết điểm: Tốt nhất bạn chỉ cần nêu tối đa 3 điểm yếu “vẽ” nên chân dung của bạn. Không nên liệt kê quá nhiều điểm yếu bao gồm cả những điều không hề liên quan gì đến công việc bạn đang ứng tuyển, điều đó có khả năng khiến nhà tuyển dụng đánh giá sai về năng lực của bạn.
Không có phương hướng khắc phục: Nếu có những điểm yếu bạn không thể thay đổi hoặc nằm ngoài khả năng kiểm soát thì bạn không nên đưa chúng vào CV. Bạn chỉ nêu những khuyết điểm bạn đã có biện pháp cải thiện tốt hơn trong tương lai. Và đừng quên trình bày rõ ràng với nhà tuyển dụng điểm cộng này nhé!
Cung cấp thông tin thiếu trung thực: Không nhà tuyển dụng nào lại thích một ứng viên thiếu sự trung thực. Dù bạn đã luyện tập mọi biện pháp để che giấu sự thật nhưng bạn đừng quên, họ là những người đã từng phỏng vấn cả trăm cả nghìn ứng viên nên chẳng thể điều gì dễ dàng qua mắt họ. Sau này khi làm việc chung cũng sẽ dẫn đến những hệ quả không mong muốn. Vì vậy, hãy cứ viết đúng về thông tin của mình nhé.
Thực tế cho rằng những vết sẹo không hoàn hảo luôn dễ chấp nhận hơn sự thật mang chiếc áo của dối trá. Thế nên bạn nên trung thực trong việc chọn điểm yếu viết trong CV, nhưng nhớ đừng đưa vấn đề đi quá xa với thực tế. Không ai muốn “vạch áo cho người xem lưng”, tuy nhiên biết cách trình bày điểm yếu một cách khôn ngoan lại trở thành thanh nam châm cực hút nhà tuyển dụng.
>>> Tham khảo: Tiêu đề CV là gì? Cách đặt tiêu đề CV xin việc chuẩn nhất
--
viecTOP – Top việc làm Sales - Marketing
Lợi ích dành cho ứng viên
Nền tảng việc làm của viecTOP đã và đang thu hút hàng ngàn doanh nghiệp tham gia vào thị trường tuyển dụng và hỗ trợ hàng triệu ứng viên tìm thấy công việc phù hợp để phát triển sự nghiệp. Giao diện đẹp mắt, tính năng lọc việc làm theo từ khóa/lĩnh vực/địa điểm giúp ứng viên nhanh chóng tìm được mô tả công việc phù hợp với nhu cầu.
Lợi ích dành cho nhà tuyển dụng
Nhà tuyển dụng sau khi đăng ký tài khoản của viecTOP là có thể đăng tin tuyển dụng hoàn toàn miễn phí để tiếp cận hàng triệu ứng viên tiềm năng. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng còn có thể tìm và kết nối trực tiếp hàng ngày với ứng viên tiềm năng ngay trên hệ thống của viecTOP để rút ngắn thời gian tuyển dụng.
viecTOP là lựa chọn đáng tin cậy dành cho các doanh nghiệp đang cần bổ sung vào đội ngũ nhân tài của mình ứng viên tiềm năng với thời gian tuyển dụng ngắn, chi phí cực kỳ hợp lý và hiệu quả trên cả mong đợi.
Trên đây, viecTOP vừa trình bày “Điểm yếu CV là gì? Cách ghi điểm yếu ấn tượng”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu đăng ký tài khoản trên viecTOP, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn tận tình!
Bình luận