5 Điều cực quan trọng trong CV nhưng bạn thường bỏ quên

5 Điều cực quan trọng trong CV nhưng bạn thường bỏ quên

Cho dù bạn là một sinh viên mới ra trường hoặc một chuyên gia dày dạn kinh nghiệm thì CV xin việc của bạn cũng cần đảm bảo được các nội dung cốt lõi của nó. Vậy, đâu là các yếu tố nhà tuyển dụng muốn nhìn thấy trong CV xin việc của bạn, một cv chuẩn cần đảm bảo được những điều gì? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

CV xin việc chắc chắn sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng công việc, thời điểm hay vị trí ứng tuyển. Nhưng bất kể mức độ kinh nghiệm của bạn là gì thì hãy đảm bảo các yếu tố sau:

1. Thông tin liên lạc

Chuyên gia nói về sơ yếu lý lịch Kim Isaacs nói: “Đây được coi như một luật bất thành văn nhưng tôi đã nhận được rất nhiều CV xin việc mà thậm chí không có thông tin liên hệ. Điều này khiến tôi khá hoang mang vì không biết phải liên hệ với ai để mời phỏng vấn?. Vì vậy, tôi không đánh giá cao những ứng viên này”. Bạn thấy đấy, có thể bạn sẽ mất trắng một cơ hội nếu như hồ sơ của bạn xảy ra thiếu sót đó. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng CV của mình có đầy đủ các thông tin như số điện thoại, địa chỉ email, địa chỉ mạng xã hội (hãy đảm bảo trang cá nhân của mình lành mạnh).

2. Tóm tắt bản thân

Ở Việt Nam, không nhiều ứng viên làm được điều này trong CV xin việc của mình. Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tuyển dụng của Mỹ khuyên rằng: bạn nên bắt đầu CV thật ấn tượng với một bản tóm tắt về cá nhân mình. Phần này nên là một đoạn văn ngắn từ ba đến năm câu cho thấy những giá trị bạn mang lại cho tổ chức của họ; đó chính là các kỹ năng nổi bật hay một vài thành công vang dội trong sự nghiệp của bạn. Nhưng thay vì giải thích dài dòng, bạn nên sử dụng các cụm từ ngắn gọn và có giá trị để miêu tả về nó.

Kim Isaacs đưa ra ví dụ về một bản tóm tắt hiệu quả như sau:

Điều hành bất động sản doanh nghiệp
Tăng lợi nhuận cho tổ chức thông qua các chiến lược bất động sản
Với vai trò là một nhân viên điều hành bất động sản doanh nghiệp tôi đã nỗ lực thực hiện các chiến lược bất động sản để hỗ trợ các mục tiêu kinh doanh và tài chính của công ty. Đã dẫn đầu các sáng kiến quan trọng, làm giảm ngân sách hoạt động 32 triệu đô la và góp phần tăng 550% cổ phiếu. Được công nhận là một chuyên gia trong lĩnh vực áp dụng các khái niệm tài chính cho các quyết định quản lý tài sản.

3. Kỹ năng

Không một cv xin việc chuẩn nào lại thiếu mục kỹ năng cả. Isaac chia sẻ rằng, mục kỹ năng nên xuất hiện bên dưới phần tóm tắt của bạn. Bạn cũng nên sử dụng cách gạch đầu dòng để nhà tuyển dụng dễ dàng nhìn thấy những chuyên môn mà họ đang tìm kiếm.

Bạn nên kết hợp các từ khóa phù hợp để CV xin việc của bạn được tối ưu hóa cho các hệ thống theo dõi CV (phần mềm lọc CV) hoặc cho chính nhà tuyển dụng. Phần kỹ năng cứng có vai trò đặc biệt quan trọng trong CV, nó giúp nhà tuyển dụng thấy được năng lực làm việc của bạn. Tuy nhiên, cũng đừng bỏ qua các kỹ năng mềm (các kỹ năng quan trọng tại nơi làm việc mà không thể đo lường được) như kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc nhóm. Trên thực tế, theo Hiệp hội quản lý nguồn nhân lực, các nhà tuyển dụng quan tâm đến các kỹ năng mềm hơn là các khả năng mang tính kỹ thuật. Hãy chắc chắn rằng bạn đã thể hiện bản thân thật tốt qua mục này.

4. Kinh nghiệm làm việc

Không chỉ với cv chuẩn, đây là phần cốt lõi của bất kỳ bản lý lịch nào nhưng nhiều ứng viên đã không làm tốt điều này. Nhiều người mải liệt kê các nhiệm vụ của mình mà quên đi điều mà nhà tuyển dụng cần chính là thành tựu của họ. Để CV của mình không giống như một bản mô tả công việc, bạn nên thêm các kết quả được định lượng. Đó có thể là tỷ lệ phần trăm, một con số nào đó,...

Ví dụ:

Công ty ….
Nhà phân tích dữ liệu
Nhiệm vụ: Thu thập, mô hình hóa, phân tích dữ liệu có cấu trúc và không cấu trúc để sử dụng cho các sáng kiến kinh doanh chính.
Kết quả:
- Đã thực hiện giảm 15% chi phí vận chuyển, giúp tiết kiệm 1,2 triệu đô la hàng năm.
- Cải thiện dự báo nhu cầu giảm 17% cho các đối tác bán lẻ.
- Đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu BI giúp tăng 10% doanh số khu vực…

5. Học vấn

Tuy rằng bằng cấp đã không còn quá quan trọng trong cuộc chiến tìm việc làm nhưng bạn hãy cứ thể hiện nó thật tốt trong CV xin việc của mình. Không cần mất quá nhiều đất diễn cho phần này, bạn chỉ cần cung cấp thông tin về trường đại học và bằng cấp của bạn là đủ. Và, nếu bạn tốt nghiệp với điểm số trung bình đáng ngưỡng mộ thì đừng quên làm nổi bật nó tại CV xin việc.

Ví dụ:

Trường đại học Nội vụ Hà Nội
Cử nhân Quản trị nhân lực (điểm trung bình 8,4)
Trên đây là 5 yếu tố cốt lõi của một bản cv chuẩn. Chúc bạn có một CV xin việc thật ấn tượng và hoàn hảo.

Nguồn: Canavi

 

Cách làm CV viecTOP
Nguồn: Anphabe

 

Bình luận