Các phương pháp phỏng vấn được ưu tiên hàng đầu

Các phương pháp phỏng vấn được ưu tiên hàng đầu

Làm sao để tìm ra một người phù hợp nhất cho công ty “có thể làm được việc” ở hiện tại và “sẽ làm” trong tương lai? Đây là bài toán nan giải của hầu hết các doanh nghiệp tại Việt Nam. Phỏng vấn tốt giúp công ty tuyển được nhân tài, phỏng vấn không hiệu quả công ty sẽ đánh mất đi nhân viên có năng lực.

Sau đây, viecTOP đã tổng hợp các phương pháp phỏng vấn phổ biến để tìm ra “chân dung” ứng viên tiềm năng.

Phương pháp phỏng vấn là gì?

Phương pháp phỏng vấn là cách thức, kỹ năng được áp dụng nhằm đánh giá một ứng viên. Nhà tuyển dụng và ứng viên có thể vấn đáp gián tiếp (qua internet, điện thoại) hoăc gặp mặt trực tiếp.

Nhìn chung, mục đích của mọi cuộc phỏng vấn đều nhằm nắm rõ tính cách, kinh nghiệm, điểm mạnh cũng như điểm yếu, đánh giá sự phù hợp của họ với văn hóa doanh nghiệp. 

phuong-phap-phong-van-la-gi
Phương pháp phỏng vấn là gì?

Các phương pháp phỏng vấn hiệu quả

Dựa theo nội dung

1. Phỏng vấn theo hành vi (Behavior - Based Interview)

Phỏng vấn theo hành vi hay còn gọi là phỏng vấn năng lực dựa trên kỹ thuật đặt câu hỏi theo mô hình STAR - Situation, Task, Action, Result.

Phương pháp này dùng để đặt câu hỏi tình huống cho những kinh nghiệm trong quá khứ. Thông qua việc “kể chuyện”, nhà tuyển dụng dễ dàng đánh giá khả năng xử lý vấn đề của ứng viên cũng như một số kỹ năng mềm khác, từ đó phản ánh rõ ràng nhất về hành vi của họ trong tương lai.

Tuy nhiên, nhà tuyển dụng cũng nên có cái nhìn khách quan bởi vì một số ứng viên thường có xu hướng cố gắng “lấy lòng” nhà tuyển dụng bằng cách tô hồng quá khứ đẹp đẽ. Một số ứng viên dù có năng lực thật sự nhưng lại không khéo ăn khéo nói dẫn đến bị đánh giá thấp.

2. Phỏng vấn theo tình huống (Case Interview)

Phương pháp này kiểm tra chính xác hơn về khả năng tư duy, phản xạ và tính cách thật của ứng viên dựa trên những tình huống giả định hoặc vấn đề thực tế đang tồn đọng ở doanh nghiệp. Tuy nhiên, một nhược điểm nhỏ cần lưu ý là chỉ nhìn nhận được khả năng của ứng viên chứ chưa thể ra quyết định ai mới là người được chọn, nên nhà tuyển dụng cần kết hợp bổ sung những phương pháp khác.

3. Phỏng vấn gây áp lực (Stress Interview)

Đây có thể xem là hình thức phỏng vấn căng thẳng nhất khiến mọi ứng viên đều “toát mồ hôi” và đặc biệt áp dụng với những vị trí ứng tuyển cao trong doanh nghiệp (giám đốc, quản lý, giám sát,...). 

Nhà tuyển dụng liên tiếp đặt câu hỏi đánh đố về khả năng của ứng viên, hay cắt ngang và hỏi vặn yêu cầu đưa ra những số liệu cụ thể, có thể khiêu khích tâm lý để ứng viên sơ hở bộc lộ ra tính cách thật sự. Như vậy, doanh nghiệp có thể tìm được một cá nhân có khả năng hòa hợp cao với đội nhóm và khiến nhà quản lý yên tâm.

4. Phỏng vấn mẹo (Puzzle Interview)

Những tình huống oái oăm, “trên trời rơi xuống” được nhà tuyển dụng cố tình đặt ra trong buổi phỏng vấn để thử thách khả năng nhạy bén, tính sáng tạo và ứng biến linh hoạt của ứng viên.

Dựa theo hình thức

1. Phỏng vấn trực tiếp (Face-to-face interview)

Dễ dàng nhận ra rằng phỏng vấn mặt đối mặt là hình thức được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Gặp mặt trao đổi giúp người phỏng vấn theo dõi và quan sát thái độ, cử chỉ của người đối diện, đồng thời thông tin trao đổi 2 chiều được tiếp nhận và phản hồi một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, phỏng vấn trực tiếp lại mất nhiều thời gian của doanh nghiệp.

phong-van-truc-tiep
Phỏng vấn trực tiếp

2. Phỏng vấn qua điện thoại (Telephone Interview)

Khoảng cách địa lý và không gian không còn là vấn đề cản trở đối với hình thức phỏng vấn qua điện thoại. Nhưng nhà tuyển dụng lại dễ bị đánh lừa bởi ứng viên vì họ có thể sử dụng công cụ hỗ trợ hoặc nhờ người giúp đỡ, và nhà tuyển dụng cũng không thể quan sát ngoại hình của ứng viên.

3. Phỏng vấn qua Internet (Online Interview)

Bắt kịp thời đại công nghệ 4.0 nên nhiều doanh nghiệp đã dần chuyển sang việc sử dụng hình thức video recording - yêu cầu ứng viên ghi lại video phỏng vấn. Qua đó, nhân sự HR có thể xem lại các video để đánh giá ứng viên chính xác hơn. Ngoài ra, nhà tuyển dụng có thể áp dụng nhiều phần mềm hỗ trợ phỏng vấn khác nhau như Zalo, Skype, Google Meet,...

Dựa theo số lượng

1. Phỏng vấn theo nhóm (Panel Interview)

Đây là hình thức phỏng vấn dựa trên sự thảo luận nhóm của các ứng viên trong hội bàn tròn để giải quyết vấn đề trong khoảng thời gian quy định. Khi đó, nhà tuyển dụng sẽ có thời gian đứng ngoài để xem xét và quan sát các kỹ năng của từng ứng viên như khả năng nắm bắt, hiểu vấn đề, phân tích và thuyết phục đồng đội,...

2. Phỏng vấn theo cá nhân (Personal Interview)

Thông thường ứng viên sẽ có một buổi phỏng vấn cá nhân với người đại diện của công ty, điều này góp phần làm giảm áp lực tâm lý của ứng viên khi phải đối diện với nhiều người và nhà tuyển dụng cũng có cơ hội đưa ra những câu hỏi chuyên sâu hơn để đánh giá năng lực của họ.

phong-van-theo-ca-nhan
Phỏng vấn theo cá nhân

Dựa theo cấu trúc phỏng vấn

1. Phỏng vấn theo mẫu cố định (Structured Interview)

Ở hình thức này, người phỏng vấn đã xây dựng bảng câu hỏi mẫu và chỉ hỏi theo đúng bộ câu hỏi đó. Các câu hỏi tập trung toàn bộ vào kỹ năng và khả năng doanh nghiệp đang tìm kiếm.

Mọi ứng viên đều nhận được cùng một số lượng câu hỏi với cùng một khung đánh giá năng lực, thể hiện sự công bằng trong lúc phỏng vấn và so sánh được khả năng của từng bạn.

2. Phỏng vấn tự do (Unstructured Interview)

Hàng loạt câu hỏi với nhiều mức độ khó dễ khác nhau được chuẩn bị để nhà tuyển dụng chủ động đưa ra câu hỏi một cách linh hoạt. Phương pháp phỏng vấn tự do giúp khai thác sâu và đa chiều hơn về ứng viên và không có một quy chuẩn cụ thể nào cho kết quả đánh giá của ứng viên.

Mỗi phương pháp phỏng vấn đều phát huy những mặt tích cực và hạn chế khi vận dụng vào từng tình huống khác nhau. Và nếu muốn đạt được tối đa kết quả như ý thì chúng ta nên kết hợp khéo léo nhiều hình thức phỏng vấn để phát huy giá trị ngành nghề và đem lại ứng viên sáng giá nhất cho doanh nghiệp.

>>> Tham khảo: TOP các câu hỏi thường gặp khi đi phỏng vấn, xin việc

--

viecTOP - Top việc làm Sales Marketing

Lợi ích dành cho ứng viên

Nền tảng việc làm của viecTOP đã và đang thu hút hàng ngàn doanh nghiệp tham gia vào thị trường tuyển dụng và hỗ trợ hàng triệu ứng viên tìm thấy công việc phù hợp để phát triển sự nghiệp. Giao diện đẹp mắt, tính năng lọc việc làm theo từ khóa/lĩnh vực/địa điểm giúp ứng viên nhanh chóng tìm được mô tả công việc phù hợp với nhu cầu.

Lợi ích dành cho nhà tuyển dụng

Nhà tuyển dụng sau khi đăng ký tài khoản của viecTOP là có thể đăng tin tuyển dụng hoàn toàn miễn phí để tiếp cận hàng triệu ứng viên tiềm năng. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng còn có thể tìm và kết nối trực tiếp hàng ngày với ứng viên tiềm năng ngay trên hệ thống của viecTOP để rút ngắn thời gian tuyển dụng. 

viecTOP là lựa chọn đáng tin cậy dành cho các doanh nghiệp đang cần bổ sung vào đội ngũ nhân tài của mình ứng viên tiềm năng với thời gian tuyển dụng ngắn, chi phí cực kỳ hợp lý và hiệu quả trên cả mong đợi.

Trên đây, viecTOP vừa trình bày “Các phương pháp phỏng vấn được ưu tiên hàng đầu”. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu đăng ký tài khoản trên viecTOP, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn tận tình!

 

Bình luận