Cách viết email từ chối nhận việc tinh tế và khéo léo
Cách viết email từ chối nhận việc như thế nào để thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn và giúp bạn giữ được mối quan hệ tích cực với nhà tuyển dụng? Trong bài viết này, viecTOP sẽ hướng dẫn bạn cách viết email từ chối công việc khéo léo mà không làm mất lòng nhà tuyển dụng. Xem ngay nhé!
Tại sao cần gửi email từ chối nhận việc?
Nhiều người nghĩ rằng, việc không trả lời thư mời nhận việc trong email từ đơn vị tuyển dụng đồng nghĩa với việc họ sẽ ngầm hiểu là từ chối nhận việc. Đừng làm thế!
Thay vào đó, bạn hãy phản hồi lại cho nhà tuyển dụng để thể hiện sự chuyên nghiệp của bản thân. Đồng thời còn giúp bạn bày tỏ được những suy nghĩ của mình trong buổi phỏng vấn và nhà tuyển dụng sẽ tiết kiệm thời gian tìm kiếm ứng viên mới. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng ghi điểm với công ty nếu trong tương lai có duyên hợp tác.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách viết email ứng tuyển chuyên nghiệp
Viết thư từ chối nhận việc vào thời điểm nào?
Thời điểm tốt nhất để viết thư từ chối nhận việc là trước khi bạn ký vào hợp đồng lao động. Đây là khoảng thời gian công ty đưa ra lời mời và bạn có quyền đưa ra quyết định đồng ý hoặc từ chối.
Bạn hãy cân nhắc kỹ lý do vì sao bạn từ chối. Hãy chắc chắn rằng, quyết định của bạn đưa ra được suy nghĩ kỹ càng. Đừng vội đi theo cảm xúc, nếu không sau này bạn sẽ hối hận.
Ngoài ra, cũng có trường hợp bạn đã đồng ý lời mời từ công ty hoặc đã ký hợp đồng nhưng bạn muốn từ chối thì có thể nhờ đến sự tư vấn từ luật sư, chuyên gia tuyển dụng hoặc người quản lý nhân sự của công ty đó để hiểu đúng về hợp đồng. Tuy nhiên, bạn hãy cố gắng đừng để mình rơi vào trường hợp này nhé!
Cách viết email từ chối nhận việc khéo léo
Để thể hiện sự chuyên nghiệp của mình đối với nhà tuyển dụng, khi viết email từ chối phỏng vấn hoặc nhận việc bạn có thể tham khảo cách viết email từ chối công việc như sau:
Tiêu đề email
Một email chuyên nghiệp phải có phần tiêu đề. Tiêu đề của mail từ chối nhận viết bạn chỉ cần ghi “Họ và tên ứng viên + Vị trí công việc ứng tuyển”. Bạn không nên viết rõ ràng “Thư từ chối công việc” hoặc “Thư không nhận việc” vì thể hiện sự thiếu tinh tế và kém chuyên nghiệp.
Nội dung thư
-
Lời mở đầu: Bạn hãy giới thiệu ngắn gọn về bản thân để nhà tuyển dụng biết bạn là ai và tránh nhầm lẫn bạn với các ứng viên khác.
-
Lời cảm ơn: Bạn hãy gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng vì đã đề nghị một vị trí làm việc dành cho bạn và bày tỏ sự đánh giá cao thời gian, công sức của phía nhà tuyển dụng dù công việc đó chưa phù hợp với bạn.
-
Lời từ chối nhận việc: Bạn hãy đưa ra lý do từ chối nhận việc khéo léo nhất hoặc bạn có thể nói rằng bản thân chưa thực sự phù hợp với công việc. Bên cạnh đó, bạn hãy bày tỏ sự tiếc nuối vì chưa có cơ hội trở thành nhân viên của công ty và hy vọng sẽ có cơ hội hợp tác trong tương lai.
-
Lời kết: Bạn hãy gửi lời cảm ơn một lần nữa và bày tỏ hy vọng tương lai có cơ hội hợp tác, sau đó để lại thông tin liên lạc.
Những lưu ý khi viết email từ chối công việc
Khi thực hiện cách viết email từ chối nhận việc bạn cần lưu ý một số điều sau:
Lý do từ chối nhận việc
Nhiều người cho rằng đây là phần khó nhất khi viết email từ chối nhận việc hoặc phỏng vấn. Bạn không cần ghi quá chi tiết, dài dòng hoặc bày tỏ cảm xúc thái quá về việc bạn khó khăn như thế nào để đưa ra quyết định từ chối. Bạn chỉ cần viết đơn giản rằng bạn thực sự chưa phù hợp với vị trí công việc hiện tại.
Thời gian gửi email
Sau khi bạn nhận được thư mời nhận việc, bạn muốn từ chối thì nên gửi thư từ chối càng sớm càng tốt để công ty có thời gian tuyển dụng người khác phù hợp hơn. Bạn hãy cố gắng gửi email trong vòng 24 giờ sau khi nhận được email từ đơn vị tuyển dụng.
Tạo thiện chí bằng cách giới thiệu ứng viên phù hợp
Nếu trong mối quan hệ của bạn có người phù hợp với vị trí ứng tuyển thì bạn có thể tiến cử với nhà tuyển dụng. Việc này giúp bạn tạo mối quan hệ tốt với nhà tuyển dụng và thể hiện bạn là người có trách nhiệm.
Nếu lý do từ chối nhận việc là vì lương thấp thì đừng vội từ bỏ
Nếu bạn viết thư từ chối nhận việc vì lương thấp thì hãy thẳng thắn bày tỏ vấn đề, kèm theo đó bạn cũng nên thể hiện sự hứng thú của bản thân đối với công việc. Nếu nhà tuyển dụng thiện chí họ có thể thương lượng lương để phù hợp với yêu cầu, mong muốn của bạn.
Một số mẫu thư từ chối nhận việc, email từ chối phỏng vấn
Sau khi biết cách viết email từ chối nhận việc, bạn muốn viết thư từ chối nhận việc gửi cho nhà tuyển dụng thì hãy tham khảo một số mẫu dưới đây.
Mẫu thư từ chối về lương
Mẫu thư từ chối về vị trí không phù hợp
Mẫu thư từ chối về phong cách làm việc của công ty
Như vậy, qua nội dung mà viecTOP vừa chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã biết cách viết email từ chối nhận việc, cách viết email từ chối phỏng vấn sao cho chuyên nghiệp và thể hiện sự khéo léo mà không làm mất lòng nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định cách từ chối công việc để không phải hối hận về sau.
Bình luận