Áp dụng kỹ thuật Boolean Search vào tuyển dụng

Áp dụng kỹ thuật Boolean Search vào tuyển dụng

Anh/ chị nào đã dấn thân vào ngành Nhân sự thì hẳn ai cũng đã biết đến phương pháp tìm ứng viên này. Vì thế, đây là bài viết dành cho các bạn fresher và những ai muốn tìm hiểu về kỹ thuật này.

Chúng ta ai cũng đều hiểu, ngoài các kênh như FacebookLinkedIn, các ứng viên tiềm năng cũng có thể đã upload CV đâu đó trên internet. Nhiệm vụ của các recruiters chính là tìm ra họ. Bình thường, chúng ta chỉ sử dụng “Google lite”, nghĩa là mở trang google rồi gõ từ khoá cần tìm kiếm. Cách này khá okay nếu chỉ cần kết quả gần đúng. Tuy nhiên, đối với các recruiters, nó lại tốn khá nhiều thời gian. Họ cần 1 kỹ thuật lọc dữ liệu chuẩn xác hơn. Đúng hơn, chúng ta cần áp dụng kỹ thuật Boolean Search.

Nói đơn giản thì đây được xem như là 1 phễu lọc dữ liệu của Google. Phức tạp hơn thì,

Theo lý thuyết toán học của George Boole, mọi biến chỉ có thể xảy ra 2 trường hợp “đúng” hoặc “sai”. Vì thế kỹ thuật search Boolean trên Google là một trong số những nguồn tìm kiếm tốt nhất cho recruiters. Định nghĩa của kỹ thuật Boolean Search là một loại công cụ tìm kiếm cho phép người dùng có thể kết hợp từ khóa với các hàm điều kiện như AND, NOT và OR để cho ra một kết quả tìm kiếm phù hợp nhất.

Dưới đây là các công thức được sử dụng hiệu quả nhất:

(Các bạn lưu ý các từ này đều phải được viết hoa nhé!)

AND

Khi muốn tìm kiếm nhiều từ khoá, sử dụng AND để nối giữa các từ khoá đó. Hàm AND giúp thu hẹp lại kết quả tìm kiếm, giúp kết quả tìm kiếm bao hàm nhiều từ khoá mà bạn cần. (A AND B | A ∩ B)

Ví dụ: Trade AND Digital

 

OR

Khi ta nghĩ ra được nhiều từ khoá đồng nghĩa với nhau, sử dụng     hàm OR sẽ giúp mở rộng kết quả tìm kiếm hơn. (A OR B | A ∪ B)

Ví dụ: Trade OR Digital

 

NOT

Sử dụng NOT nếu muốn loại trừ các kết quả có chứa từ khoá này. Bạn cũng có thể sử dụng ký hiệu dấu - trước từ khoá (lưu ý không để khoảng trống)

(A NOT B | A – B)

Ví dụ: Trade AND Digital NOT Hanoi

Trade AND Digital -Hanoi

 

“ “ (dấu ngoặc kép)

Nếu bạn muốn tìm kiếm chính xác từ khoá, đặt chúng trong dấu ngoặc kép. 

Ví dụ, bỏ khoảng trống giữa ‘digital’ và ‘marketing’ sẽ cung cấp cho bạn những kết quả có bao gồm cả 2 từ ‘digital’ và ‘marketing’, mà không cần chúng phải đi liền với nhau. Do đó, bạn nên gõ “digital marketing” để nhận được nhiều kết quả liên quan hơn khi tìm kiếm nguồn ứng viên thụ động.

Ví dụ: “Digital marketing” AND “Marketing online”.

 

( )  (Dấu ngoặc tròn)

Bạn có thể sử dụng những dấu ngoặc đơn để nhóm nhiều chuỗi tìm kiếm và để thiết lập sự ưu tiên. ((A OR B) AND C | (A∪B) ∩ C)

Ví dụ: (Digital OR Trade) AND “Marketing” NOT “Hanoi”

 

* (dấu sao)

Nhằm thể hiện một phần mở rộng trong tìm kiếm. Thường đại diện được cho từ 0-5 từ.

Ví dụ: market* (tìm kiếm ra các trang có chứa marketing, marketer).

 

Bạn có thể dễ dàng thấy, trong kỹ thuật này, chỉ có 1% hiệu quả đến từ việc bạn biết các dấu boolean, còn 99% hiệu quả còn lại là do bạn tìm được keywords phù hợp.

Chẳng hạn, khi bạn muốn tìm ứng viên lĩnh vực tài chính, đừng tự bó buộc mình vào mỗi từ “finance”, hãy nghĩ rộng ra “controller”, “accountant”, thậm chí là tiếng Việt “kế toán”, “tài chính”,…

 

Kỹ thuật là 1 chuyện, áp dụng lại là một chuyện khác.

Và một lưu ý nho nhỏ rằng, bạn nào xài LinkedIn search nhiều sẽ bị chặn và hạn chế ra kết quả đó. Kinh nghiệm là hãy search từ google.

Các bạn sử dụng cấu trúc sau:

site:[trang cần tìm kiếm] [đoạn boolean cần search]

Ví dụ: site:vn.linkedin.com ((Digital OR Trade) AND “Marketing”)

 

Ngoài ra,

filetype:[Tên định dạng]

Giới hạn kết quả chỉ hiện tại liệu theo định dạng

Ví dụ: filetype:doc

Filetype:pdf

 

Các bạn hãy thử áp dụng Boolean Search ngay bây giờ và xem hiệu quả thế nào nhé!

Bình luận