[Friday-Yaybooks] KHI NÀO: BÍ MẬT KHOA HỌC CỦA THỜI ĐIỂM HOÀN HẢO

[Friday-Yaybooks] KHI NÀO: BÍ MẬT KHOA HỌC CỦA THỜI ĐIỂM HOÀN HẢO

Sẽ thật không sáng suốt khi phải đưa ra một quyết định quan trọng vào buổi tối muộn với cơn buồn ngủ ập tới. Sao không là vào một buổi sáng minh mẫn ấy?

Sẽ thật khó chịu nếu bạn là một người chỉ có thể tập trung vào tối muộn nhưng lại phải ngồi vào bàn vào sáng sớm.

Một ngày có 24 giờ, nên có lẽ thứ công bằng nhất mà chúng ta cùng có là thời gian. Vậy thì vấn đề còn lại là chúng ta phải sử dụng nó như thế nào?

Thực tế, lựa chọn thời điểm là cả một nghệ thuật. Hãy để Daniel H. Pink thông qua Khi nào: Bí mật khoa học của thời điểm hoàn hảo giúp bạn biến quyết định bình thường trở thành cơ hội tuyệt vời.

Quyển sách này phù hợp với ai?

Nếu bạn

Yêu thích sách của khoa học, hứng thú với những thí nghiệm, khảo sát chứng minh cho những luận điểm

Đang tự hỏi khi nào nên bắt đầu

Đang tìm những lời giải đáp hoàn hảo, giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt vào thời điểm thích hợp

Khi nào: Bí mật khoa học của thời điểm hoàn hảo

Vào buổi chiều mùa hè năm 1729, de Mairan đã phát hiện ra rằng khi hoàng hôn buông xuống, những chiếc lá của chậu cây đang dần khép lại và vào sáng sớm mai, khi ánh nắng mặt trời tràn qua cửa sổ, những chiếc lá lại mở ra. Và tiếp sau đó, de Mairan đã chuyển chậu cây ở bậu cửa sổ vào tủ kín để xem sự vận động của chậu cây. Sáng hôm sau, ông mở cửa tủ thì thấy những chiếc lá vẫn bung xòe dù đang trong bóng tối. Ông tiếp tục nghiên cứu thêm vài tuần nữa, nhưng lá cây vẫn tuân theo quy luật cũ. Thực tế, cái cây không phản ứng với ánh sáng bên ngoài. Nó tuân theo đồng hồ nội tại của chính mình. Và con người cũng giống như chậu cây trên bậu cửa sổ, cũng “mở ra” và “đóng lại” đều đặn vào những thời điểm nhất định trong ngày.

Mỗi chúng ta đều có “chronotype” - một khuôn mẫu nhịp điệu sinh học cá nhân hàng ngày ảnh hưởng đến tâm sinh lý học của chúng ta. Nghĩa là, một trong số chúng ta là những cú đêm, số khác lại là những chim sâu.

Để biết được bạn thuộc loại chim sâu, hay cú đêm,

hãy suy nghĩ về hành vi của bạn trong những ngày tự do - những ngày bạn không cần phải dậy vào một thời điểm cụ thể. Và sau đó trả lời ba câu hỏi sau:

  1. Bạn thường ngủ lúc mấy giờ?

  2. Bạn thường thức dậy lúc mấy giờ?

  3. GIữa hai thời điểm đó - nghĩa là trung điểm giấc ngủ của bạn là gì?

(Ví dụ: nếu bạn thường ngủ lúc 11 giờ 30 phút tối và thức dậy vào lúc 7 giờ 30 phút sáng, trung điểm của bạn là 3 giờ 30 phút sáng).

  • Nếu trung điểm của bạn là từ 1 giờ sáng đến 3 giờ sáng, bạn là chim sâu.

  • Nếu trung điểm của bạn là từ 4 giờ sáng đến 5 giờ sáng, bạn là loài chim thứ ba.

  • Nếu trung điểm của bạn là từ 6 giờ sáng đến 11 giờ sáng, bạn là cú đêm.

Nếu bạn là chim sâu hoặc loài chim thứ ba, các công việc phải phân tích hay ra quyết định nên làm vào buổi sáng sớm; các công việc đòi hỏi phải gây ấn tượng như đi phỏng vấn nên vào buổi sáng và các công việc nhận thức như phát triển ý tưởng nên làm vào chiều muộn hoặc đầu buổi tối. Nếu bạn là cú đêm, hãy dành các công việc nhận thức và gây ấn tượng vào buổi sáng, còn các công việc phân tích và ra quyết định nên làm vào chiều muộn hoặc tối.

viecTOP Review sách Khi nào: Bí mật khoa học của thời điểm hoàn hảo

* Sau đây là bốn mẹo vặt cho một buổi sáng tốt hơn

  1. Uống một ly nước khi thức dậy

  2. Không uống cà phê ngay sau khi thức dậy

  3. Tắm nắng vào buổi sáng

  4. Lên lịch các cuộc hẹn nói chuyện trị liệu vào buổi sáng

 

Mua sách này!

Quyển này bạn đọc rồi? ► Chọn ngay quyển khác

 

#fridayyaybooks #reviewsach #vinagroupheadhunting

Bình luận