Đậu phỏng vấn dễ dàng với phương pháp STAR

Đậu phỏng vấn dễ dàng với phương pháp STAR

CV (và cả Portfolio) là một bước quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm của bạn.

Phỏng vấn là bước quyết định nó có thành công hay không!

1. Phương pháp STAR là gì?

Phương pháp STAR là một kỹ thuật bạn có thể sử dụng để chuẩn bị cho các câu hỏi phỏng vấn hành vi và tình huống. Phương pháp này sẽ giúp bạn chuẩn bị các câu trả lời rõ ràng và ngắn gọn bằng cách sử dụng các ví dụ thực tế.

Các nhà tuyển dụng hỏi các câu hỏi phỏng vấn về hành vi để xác định xem bạn có phù hợp với công việc hay không. Bằng cách sử dụng chiến lược này, bạn có thể đảm bảo rằng bạn đang giải quyết đầy đủ câu hỏi của người phỏng vấn đồng thời thể hiện cách bạn có thể vượt qua những thử thách trước đây và đã thành công.

viecTOP Phỏng vấn
Illustration by Jon Marchione. © The Balance, 2018

STAR là viết tắt của:

S - Situation - Tình huống: Một sự kiện, dự án, hoặc một thử thách phải đối mặt.

T - Task - Nhiệm vụ: Những trách nhiệm của bạn và những yêu cầu về tình huống.

A - Action - Hành động: Các bước hoặc quy trình để khắc phục tình hình.

R - Result - Kết quả: Kết quả của các hành động đã làm.

STAR hoạt động như một cấu trúc để hỏi và trả lời các câu hỏi phỏng vấn hành vi.

2. Cách sử dụng phương pháp STAR để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Situation - Tình huống:

Trước khi bắt đầu, bạn nên chia sẻ bối cảnh xung quanh tình huống hoặc thách thức mà bạn phải đối mặt. Bạn cũng cần phải nói về một trường hợp cụ thể hơn là các trách nhiệm chung của bạn.

Bạn nên dành ít thời gian nhất cho phần này vì người phỏng vấn quan tâm hơn đến những hành động bạn đã làm và kết quả bạn nhận được.

Task - Nhiệm vụ:

Mô tả trách nhiệm hoặc vai trò của bạn trong tình huống hoặc thách thức. Nói cách khác, phần này nói về mục tiêu hoặc nhiệm vụ đặt ra cho bạn. Một lần nữa, đừng quá tập trung vào nó, hãy xem xét chỉ đưa ra một hoặc hai nhiệm vụ bạn cần hoàn thành.

Action - Hành động:

Giải thích những hành động cụ thể bạn đã làm để xử lý tình huống hoặc vượt qua thử thách. Bạn cần mô tả về phần này chuyên sâu nhất vì đây là điều NTD quan tâm phần lớn và phản ánh mức độ phù hợp của bạn cho vị trí đang phỏng vấn. Cũng hãy chọn lọc những hành động mà bạn cho là quan trọng và có ảnh hưởng nhất để tập trung.

Thông thường, những thách thức tại nơi làm việc được giải quyết bởi một nhóm; tuy nhiên, việc sử dụng từ “chúng tôi” để mô tả cách bạn đạt được mục tiêu trong một cuộc phỏng vấn là một sai lầm khá phổ biến. Trong mọi trường hợp, điều quan trọng là tập trung vào những gì bạn đã làm trong tình huống. Nhớ rằng ý định của nhà tuyển dụng là thuê bạn cho vai trò này chứ không phải cho nhóm của bạn, vì vậy bạn nên sử dụng từ “Tôi” để làm nổi bật những đóng góp cụ thể của bạn.

Result - Kết quả:

Kết quả bạn đạt được thông qua hành động của mình là gì?

Đây cũng là một phần quan trọng mà bạn cần tập trung vào. Tuy vậy, bạn chỉ nên dành ít thời gian để nói về nó. Hãy quyết định khoảng hai đến ba kết quả ấn tượng nhất và nói về những kết quả này.

Mẹo:

  • Xem xét mô tả công việc và các kỹ năng cần thiết và xem xét những thách thức có thể phát sinh hoặc những trở ngại nào bạn có thể phải đối mặt với vị trí này.

  • Sẵn sàng để chia sẻ câu chuyện của chính mình. Hãy tích cực!

  • Bạn cũng nên xem lại các câu hỏi phỏng vấn hành vi phổ biến.

3. Gợi ý trả lời những câu hỏi hành vi phổ biến nhất

Nhìn chung, các câu hỏi về hành vi thuộc các loại sau:

  • Áp lực / căng thẳng

  • Xung đột / giao tiếp

  • Làm việc theo nhóm

  • Lãnh đạo / quyền sở hữu

  • Giải quyết vấn đề

Một vài câu hỏi phổ biến:

Làm thế nào để bạn xử lý một thách thức?

Bạn đã bao giờ đưa ra một quyết định mạo hiểm? Tại sao? Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?

Đưa ra một ví dụ về mục tiêu bạn đã đạt được và cho tôi biết bạn đã đạt được mục tiêu đó như thế nào.

Bạn đã bao giờ có một dự án phải thay đổi khá nhiều trong khi nó đang được thực hiện? Tại sao? Bạn đã làm nó như thế nào?

Bạn đã từng làm việc trên nhiều dự án? Bạn đã ưu tiên như thế nào?

Điều NTD muốn biết: Những câu hỏi này nhằm khám phá cách suy nghĩ phân tích mà bạn sử dụng để giải quyết vấn đề. Tập trung giải thích chi tiết các bước bạn đã thực hiện để giải quyết một vấn đề khó khăn trong công việc trong quá khứ.

Đưa ra một ví dụ về cách bạn đã làm việc trong một nhóm.

Bạn sẽ làm gì nếu không đồng ý với đồng nghiệp?

Bạn đã làm gì khi đồng nghiệp bị căng thẳng vì một dự án?

Bạn sẽ làm gì nếu không đồng ý với sếp của mình?

Điều NTD muốn biết: Khi nhà tuyển dụng đặt câu hỏi về làm việc nhóm, thường là do kỹ năng hợp tác và làm việc nhóm là điều cần thiết để thực hiện công việc bạn đang ứng tuyển. Hãy chuẩn bị để chứng tỏ bạn đã thành công như thế nào khi vừa là trưởng nhóm, vừa là thành viên hoặc người theo dõi nhóm.

Mô tả một tình huống căng thẳng tại nơi làm việc và cách bạn xử lý nó.

Hãy cho tôi biết về cách bạn đã làm việc hiệu quả dưới áp lực.

Bạn xử lý thế nào khi lịch trình của bạn bị gián đoạn?

Điều NTD muốn biết: Hãy trung thực mô tả cách bạn đã đối mặt với áp lực trước đây trong quá trình làm việc của mình.

Bạn đã từng rơi vào tình trạng không có đủ việc để làm chưa?

Bạn đã từng mắc lỗi chưa? Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?

Bạn đã bao giờ trì hoãn việc đưa ra quyết định? Tại sao?

Bạn đã bao giờ không đạt được mục tiêu của mình? Tại sao?

Điều NTD muốn biết: Họ quan tâm đến cách bạn nhìn nhận điểm mạnh và điểm yếu của bản thân và cách bạn đã khắc phục những sai lầm mà bạn hoặc những người khác đã mắc phải trong quá khứ.

 

Xem bài viết liên quan:

Behavioral-Based Interview (Phỏng vấn hành vi)

Bình luận