Rebranding là gì? Các bước tiến hành Rebrand cho doanh nghiệp?

Rebranding là gì? Các bước tiến hành Rebrand cho doanh nghiệp?

Chỉ trong nửa cuối năm 2022, chúng ta đã chứng kiến sự "thay áo" của nhiều thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước, nổi bật như VNGroup, Viettel, BE Group, Giao Hàng Nhanh,... Tuy nhiên không phải thay đổi nào cũng nhận được sự đón nhận, ủng hộ của cộng đồng, song vẫn có nhiều sự thay đổi vấp phải tranh cãi. Vậy Rebranding là gì? Trình tự các bước tiến hành Rebrand cho doanh nghiệp như thế nào? Hãy cùng viecTOP tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Rebranding là gì?

Rebranding là gì?
Rebranding là gì?

Rebranding (Tái cấu trúc thương hiệu) là một chiến lược Marketing nhằm tạo nên bản sắc mới cho doanh nghiệp, bao gồm các hoạt động như đổi tên, logo, thông điệp, màu sắc, thiết kế website,... Chiến lược này được áp dụng để tăng trưởng định vị thương hiệu mới trong tâm trí khách hàng, đồng thời làm nổi bật hình ảnh giữa những đối thủ cạnh tranh, phục vụ cho việc xây dựng chiến lược dài hạn trong tương lai.

Thực hiện Rebranding khi nào?

Thực hiện Rebranding khi nào?
Thực hiện Rebranding khi nào?

Có rất nhiều thời điểm công ty có thể đưa ra quyết định tái định vị thương hiệu. Về cơ bản, 5 thời điểm thích hợp sau là lúc bạn nên làm mới thương hiệu của mình:

- Khi doanh nghiệp đang hướng đến nhóm khách hàng mới

Một thương hiệu thành công khi nó xuất hiện lần đầu cho nhóm đối tượng mục tiêu và có mối quan hệ thân thiết đối nhóm đối tượng này. Nếu như doanh nghiệp bạn đang muốn nhắm đến một đối tượng mục tiêu mới thì doanh nghiệp nên làm mới thương hiệu để hấp dẫn nhóm khách hàng này.

- Khi thương hiệu cũ đã không còn phù hợp với định hướng mới

Một trong những nhân tố quan trọng đối với sự thành công của thương hiệu chính là tính nhất quán. Nếu như bạn thay đổi thương hiệu quá nhanh hay quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng đến lòng trung thành của những khách hàng hiện tại.

- Thương hiệu là một sự chắp vá, không có định hướng rõ ràng

Nếu nhãn hàng của bạn được tạo ra một cách vội vã, chắp vá do không có đội ngũ quảng cáo hoặc đội ngũ không có kinh nghiệm thì đã đến lúc bạn nên tạo một bộ nhận diện thương hiệu mới để xây dựng hình ảnh hoàn chỉnh và chuyên nghiệp hơn trong mắt khách hàng.

- Hình ảnh thương hiệu đã lỗi thời, không còn phù hợp

Xu hướng thiết kế luôn biến chuyển 360 độ, nếu bạn cứ "giậm chân tại chỗ" thì chắc chắn đến một ngày khách hàng cũng bỏ bạn mà đi. Vì vậy, doanh nghiệp cần tái định vị thương hiệu phù hợp với thị hiếu chung của cộng đồng hiện nay, gợi nên sự yêu thích đối với nhãn hàng.

- Lu mờ trước sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh 

Chỉ tính nửa đầu năm 2022 đã có hàng trăm đối thủ cạnh tranh "sinh sôi" trên thị trường. Chính vì vậy, rất nhiều công ty sử dụng Rebranding như một công cụ để làm mới hình ảnh nhãn hàng và tạo nên một chiến dịch Marketing thành công.

Các hình thức Rebranding

Các hình thức Rebranding
Các hình thức Rebranding

Việc tái định vị thương hiệu không nhất thiết phải thay đổi hoàn toàn tầm nhìn, sứ mệnh của công ty. Chỉ một vài điều chỉnh nhỏ ở logo, slogan hay thiết kế sản phẩm,... cũng đã là một phần của sự thay đổi thương hiệu.

Theo đó, ta có thể phân loại Rebranding theo 3 hình thức sau:

Làm mới thương hiệu

Doanh nghiệp có thể thay đổi các chi tiết nhỏ của thương hiệu như hiện đại hóa logo, thay đổi màu sắc,… Chiến lược này được áp dụng khi hình ảnh công ty đã trở nên lỗi thời hoặc có sự thay đổi nhất định trong định hướng tương lai.

>>> Tham khảo: Định nghĩa Brand Identity là gì? Lợi ích của việc thiết kế chúng

Kết hợp thống nhất brand

Là chiến lược hợp nhất 2 thương hiệu thành 1 thương hiệu mới. Đây là phương pháp thông minh để gắn kết 2 thương hiệu có tính đồng nhất, từ đó đổi mới hoàn toàn thương hiệu.

Thay đổi toàn bộ brand

Là hình thức "tu sửa" toàn bộ mọi thứ liên quan tới thương hiệu. Quá trình này áp dụng với những doanh nghiệp thay đổi hoàn toàn cách tiếp cận, định hướng chiến lược sang một lĩnh vực mới.

Quy trình thực hiện Rebranding

Quy trình thực hiện Rebranding
Quy trình thực hiện Rebranding

Nếu bạn đang cân nhắc "lột xác" thương hiệu thì trước tiên nên chuẩn bị một chiến lược và quy trình thực thi rõ ràng. Sau đây là các bước tái định vị thương hiệu đã được nhiều doanh nghiệp áp dụng thành công:

Bước 1: Phân tích và đánh giá thương hiệu

Nhận thức rõ ràng về tình trạng thương hiệu là chía khóa để xây dựng thương hiệu thành công. Hãy xác định rõ về mục tiêu cuối cùng của việc tái cấu trúc thương hiệu trước khi bạn đầu tư thời gian và tiền bạc cho công việc này.

Bước 2: Khảo sát và nghiên cứu thị trường 

Khi nghiên cứu thị trường bạn cần xác định bạn là ai, cần gì và làm gì, tiếp tới bạn cần biết được mình đang ở đâu và xung quanh thị trường như thế nào.

Hãy thực hiện các cuộc nghiên cứu, khảo sát nhóm khách hàng mục tiêu để tìm thông tin đầu vào của họ về câu chuyện thành công, sản phẩm, danh tiếng hiện có của bạn.

Bước 3: Định vị thương hiệu

Bây giờ phải nhìn lại, điều gì khiến bạn trở nên độc đáo? Bạn không nên cố gắng thu hút tất cả mọi người. Công việc của bạn là tập trung vào việc tìm kiếm thị trường mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của họ.

Trong đó, cũng cần xem xét lại một số yếu tố chính trong chiến lược thương hiệu như Tầm nhìn, Sứ mệnh, Giá trị cốt lõi, Thông điệp, Tên thương hiệu, Slogan,...

Bước 4: Thiết kế hình ảnh thương hiệu

Bạn cần lập danh sách chi tiết tất cả những điểm cần đổi mới bao gồm logo, bộ nhận diện thương hiệu, website, danh thiếp,... Mỗi khi thử nghiệm một thiết kế mới, hãy tự hỏi liệu nó có phù hợp chiến lược thương hiệu của bạn hay không.

Bước 5: Chuẩn bị sẵn sàng cho việc branding

Làm mới thương hiệu là quá trình điều chỉnh nội bộ doanh nghiệp nhìn nhận theo cách mới. Bởi vậy, bạn cần đảm bảo đội ngũ của bạn biết cách để thực hiện đúng, nhất quán.

Bước 6: Tiến hành thực hiện Rebranding

Khi thực hiện chương trình ra mắt thương hiệu mới cần được thực hiện nhanh chóng, dứt khoát và giống như lần ra mắt đầu của bạn, thậm chí còn tốt hơn. Mục tiêu của lần này để thông báo cho mọi người biết thương hiệu của bạn đã thay đổi thay vì những nhận diện ban đầu để họ biết đến bạn nhiều hơn.

Bước 7: Ghi nhận đóng góp và phản hồi

Song song việc chạy chương trình chính, bạn cũng cần lấy phản hồi từ nhóm khách hàng mục tiêu và phân tích các dữ liệu thu được để làm cơ sơ cho hoạt động kinh doanh.

Những ích lợi của Rebranding

Tăng giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

Thương hiệu khoác lên mình "bộ áo mới", nó có thể được sử dụng để thúc đẩy sự hỗ trợ thương mại, thúc đẩy tiềm năng tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm. Cách bạn đổi thương hiệu như muốn nói với mọi người rằng doanh nghiệp chúng tôi đang lớn mạnh, phát triển và sẵn sàng đón nhận những thách thức mới.

Thu hút lượng khán giả mới

Một giao diện hoàn toàn mới được thực hiện một cách có bài bản có thể tạo ra một sự đột phá mới trong thị trường của bạn và trên phương tiện truyền thông xã hội. Như vậy, mức độ phủ rộng đến nhóm khách hàng mới trong thị trường ngách của bạn vô cùng cao.

Độc nhất và khác biệt trên thị trường

Nếu thương hiệu bạn bị lãng quên và bắt đầu "hòa tan" với đối thủ cạnh tranh thì đã đến lúc tung ra bộ nhận diện thương hiệu khác biệt so với phần còn lại của thị trường. Thương hiệu có thể giúp cho công ty bạn trở nên độc đáo, do đó thu hút khách hàng tiềm năng và chuyển đổi doanh số bán hàng.

Bắt kịp xu hướng của thời đại

Ý tưởng thiết kế đóng một vai trò quan trọng đối với cảm nhận của khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại về công ty của bạn. Hãy đảm bảo rằng thương hiệu của bạn đáp ứng được nhu cầu của thị trường và luôn giữ vị trí đầu tiên trong tâm trí người dùng.

Thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp

Một bộ nhận diện thương hiệu mới tiếp thêm năng lượng cho doanh nghiệp cả bên trong lẫn bên ngoài. Xây dựng thương hiệu mới mang đến cho doanh nghiệp cơ hội tham gia vào một thị trường sinh lợi hơn, cải tiến sản phẩm và dịch vụ tốt hơn phục vụ cho nhóm khách hàng mục tiêu.

Case study rebrand của Viettel

Viettel công bố nhận diện thương hiệu mới
Viettel công bố nhận diện thương hiệu mới

Ngày 7/01/2021, Viettel đã chính thức công bố bộ nhận diện thương hiệu mới, bao gồm logo, slogan và màu sắc. Cụ thể, bộ màu xanh - vàng - trắng được thương hiệu sử dụng trong suốt 16 năm qua đã được thay đổi hoàn toàn thành màu đỏ - thể hiện sức trẻ, đam mê, đây cũng là biểu trưng cho màu cờ tổ quốc, của niềm tự hào dân tộc.

Slogan của Viettel cũng được giản lược thành "Theo cách của bạn". Về sự thay đổi này, ông Lê Đăng Dũng, Tổng giám đốc Viettel ví von rằng: “Trước đây khách hàng muốn Viettel phục vụ gì thì cần nói ra, nhưng bây giờ khách hàng không cần nói nữa, mà Viettel hiểu ý và phục vụ tức thời nhờ công nghệ 4.0, tự động hóa, AI, Big Data....

Lý do của lần Rebrand này của Viettel là sự thay đổi lớn trong chiến lược phát triển, khẳng định Viettel không còn là một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đơn thuần, mà sẽ là doanh nghiệp với sứ mệnh “Tiên phong kiến tạo xã hội số”.

Rebranding là hoạt động cần thiết ở bất kỳ doanh nghiệp nào nếu muốn tìm sự đột phá trong cách tiếp cận khách hàng. Tuy đây là một hình thức mang tính vĩ mô và tiềm ẩn nhiều thử thách, nhưng nếu doanh nghiệp bạn thực hiện Rebranding thành công, đây chắc chắn sẽ là một bước tiến lan tỏa mạnh mẽ đến người dùng.

--

viecTOP – Top việc làm Sales - Marketing

Lợi ích dành cho ứng viên

Nền tảng việc làm của viecTOP đã và đang thu hút hàng ngàn doanh nghiệp tham gia vào thị trường tuyển dụng và hỗ trợ hàng triệu ứng viên tìm thấy công việc phù hợp để phát triển sự nghiệp. Giao diện đẹp mắt, tính năng lọc việc làm theo từ khóa/lĩnh vực/địa điểm giúp ứng viên nhanh chóng tìm được mô tả công việc phù hợp với nhu cầu.

Lợi ích dành cho nhà tuyển dụng

Nhà tuyển dụng sau khi đăng ký tài khoản của viecTOP là có thể đăng tin tuyển dụng hoàn toàn miễn phí để tiếp cận hàng triệu ứng viên tiềm năng. Bên cạnh đó, nhà tuyển dụng còn có thể tìm và kết nối trực tiếp hàng ngày với ứng viên tiềm năng ngay trên hệ thống của viecTOP để rút ngắn thời gian tuyển dụng. 

viecTOP là lựa chọn đáng tin cậy dành cho các doanh nghiệp đang cần bổ sung vào đội ngũ nhân tài của mình ứng viên tiềm năng với thời gian tuyển dụng ngắn, chi phí cực kỳ hợp lý và hiệu quả trên cả mong đợi.

Trên đây, viecTOP vừa trình bày “Rebranding là gì? Các bước tiến hành Rebrand cho doanh nghiệp". Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu đăng ký tài khoản trên viecTOP, bạn hãy liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn tận tình!

 

Bình luận