Headhunter là gì? Tìm hiểu về nghề Headhunter

Headhunter là gì? Tìm hiểu về nghề Headhunter

Mặc dù đã xuất hiện từ rất lâu, cụm từ "Headhunter" trở nên nổi cộm hơn trong những năm gần đây. Mọi người đều rỉ tai nhau rằng thu nhập của nghề này là rất cao. Có phải là như vậy không? Hãy cùng viecTOP tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết này.

Headhunter là gì?

Headhunter là gì?
Headhunter là gì?

Headhunter là gì? Cụm từ này chỉ những người làm trong nhóm ngành nhân sự (HR - Human Resource) chuyên đi săn chất xám, nhân tài theo các đơn đặt hàng từ các công ty khách hàng hoặc cho chính công ty mình. Những người làm công việc Headhunter có thể xuất thân từ bất kỳ ngành nào, nhưng đa phần là trong nhóm ngành Kinh tế và Xã hội.

Hiểu một cách ngắn gọn, Headhunter là người đi “săn” chất xám, tìm người tài theo đặt hàng của các doanh nghiệp.

Vì sao doanh nghiệp cần tới Headhunter?

Doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được đội ngũ nhân sự giỏi, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để tạo ra sức cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với những vị trí cấp cao thì càng cần tìm được người “đủ tâm đủ tầm”, hội tụ đầy đủ năng lực cũng như các kỹ năng mềm khác. Vấn đề được đặt ra là tìm những người đó ở đâu? Lúc này, Headhunter sẽ “ra tay”, tìm kiếm và mang về cho doanh nghiệp ứng viên như mong muốn.

Nhiệm vụ của Headhunter

  • Xây dựng và quản lý Database ứng viên

  • Nhận và tổng hợp các yêu cầu (vị trí tuyển dụng, mô tả công việc, yêu cầu kỹ năng mềm, cứng, khu vực cần tuyển, thời hạn tuyển, …) từ khách hàng - đối tác

  • Sàng lọc hồ sơ ứng viên trên database, tìm kiếm và tiếp cận ứng viên – nhân sự cấp cao tài năng mà headhunter cho là phù hợp với vị trí tuyển dụng

  • Sắp xếp hẹn lịch phỏng vấn để chọn lọc lần ứng viên lần nữa

  • Liên lạc với ứng viên xác nhận lịch phỏng vấn với Headhunter

  • Tiến hành phỏng vấn ứng viên, báo kết quả phỏng vấn cho ứng viên và thông báo ứng viên trúng tuyển cho công ty tuyển dụng

  • Hẹn sắp xếp lịch phỏng vấn trực tiếp giữa công ty tuyển dụng và với ứng viên đã trúng tuyển qua vòng phỏng vấn của Headhunter

  • Khảo sát, đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng và ứng viên từ đó cải thiện, nâng cấp dịch vụ Headhunt của mình

Quy trình làm việc của một Headhunter

  1. Nhận order từ Khách hàng
  2. Nghiên cứu Bảng mô tả - yêu cầu công việc
  3. Lên phương án tìm nguồn tuyển dụng
  4. Tìm kiếm ứng viên
  5. Lọc CV ứng viên
  6. Phỏng vấn ứng viên sơ bộ (Gọi điện thoại/ Gặp gỡ trực tiếp)
  7. Giới thiệu CV đến Khách hàng
  8. Khách hàng xem xét CV
  9. Hỗ trợ ứng viên và khách hàng kết nối với nhau
  10. Bảo hành ứng viên (nếu có)

>>> Tham khảo: Quy trình làm việc của Headhunter 

Tố chất cần có của một Headhunter?

Tố chất cần có của một Headhunter
Tố chất cần có của một Headhunter

Quy trình Headhunter tuyển dụng rất khó khăn. Để trở thành một Headhunter thành công, bạn cần phải có và trau dồi những tố chất, kỹ năng sau:

  • Kĩ năng nghe

Chỉ khi bạn lắng nghe cẩn thận và kỹ lưỡng cho cả hai, người tìm việc và khách hàng, bạn sẽ có thể hiểu nhu cầu của họ là gì. Thấu hiểu nhu cầu thực sự của khách hàng và nắm bắt được ứng viên sẽ giúp bạn chốt vị trí tuyển dụng nhanh và chuẩn xác hơn rất nhiều.

  • Kỹ năng tiếp thị

Biết cách tiếp thị và quảng bá dịch vụ, chuyên môn và kiến ​​thức của bạn một cách hiệu quả cho khách hàng và ứng viên là điều tối quan trọng. Nếu bạn có nhiều ứng viên trong cơ sở dữ liệu của mình nhưng không thể thuyết phục một công ty thuê bất kỳ ai trong số họ, đó cũng là một thất bại. Do đó, kỹ năng thuyết phục, đàm phán và bán hàng của bạn là rất quan trọng. Không có khách hàng, không có ứng viên, không có doanh thu – đơn giản như vậy.

  • Kỹ năng xây dựng mối quan hệ

Bạn nên là một người kết nối tốt, người thích gặp gỡ những người mới và biết cách sử dụng mọi cơ hội để kết nối mạng và biến nó thành kết quả kinh doanh. Do đó, có kỹ năng xây dựng mối quan hệ tuyệt vời với tất cả những người tham gia vào quá trình này là rất quan trọng. Nó sẽ cho phép bạn xây dựng niềm tin và thu hút khách hàng cũng như ứng viên dễ dàng hơn.

Một khi bạn có được lòng tin của họ và họ nhận thấy rằng bạn làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và đáng tin cậy, họ sẽ quay lại nhiều lần mà không cần tìm kiếm thêm. Nó cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian vì bạn có thể tập trung vào các khách hàng hiện tại thay vì phải theo đuổi những khách hàng mới liên tục. Cũng không nên đánh giá thấp mối quan hệ tốt đẹp mà bạn đã xây dựng với người tìm việc. Nếu họ hài lòng với công việc bạn có thể tìm được cho họ, họ cũng sẽ giới thiệu bạn với bạn bè và gia đình của họ, nếu họ cần một công việc trong tương lai.

  • Kĩ năng giao tiếp:

Làm việc trong ngành này, làm việc với con người, yêu cầu bạn phải có kỹ năng giao tiếp tuyệt vời. Kỹ năng giao tiếp phần lớn là bẩm sinh nhưng rất nhiều người có thể có được nếu bạn thực sự trau dồi hàng ngày. Bạn phải biết cách để ứng xử với mỗi khách hàng và ứng viên.

Bạn sẽ cần phải duy trì kết nối với ứng kiên kể cả sau khi bạn giới thiệu họ thành công, hay duy trì liên lạc với khách hàng kể cả khi bạn đã tuyển dụng xong hết các vị trí họ cần. Bạn sẽ cần đối xử tốt với tất cả mọi người ngay cả khi họ là người hoàn toàn xa lạ với bạn vì bạn sẽ không biết khi nào bạn sẽ làm việc với họ. Kỹ năng giao tiếp là nền tảng cơ bản của một headhunter chuyên nghiệp, từ email, nói chuyện qua phone, gặp mặt trực tiếp, tại các networking event hay business lunch.

  • Đa nhiệm

Vì bạn giao dịch với các công ty và ứng viên hàng ngày, bạn sẽ cần phải xử lý nhiều dự án và nhiệm vụ cùng một lúc. Ghi nhớ các chi tiết của các công việc khác nhau, các công ty và ứng viên là rất quan trọng để làm việc hiệu quả cũng như hiệu quả.

  • Kỹ năng quản lý thời gian

Có kỹ năng quản lý thời gian tuyệt vời là điều cần thiết bởi vì một số vị trí nhất định cần được lấp đầy khẩn cấp và nhận được các ưu tiên của bạn là điều tối quan trọng.

  • Kiên nhẫn

Đôi khi bạn sẽ cần phải rất linh hoạt và kiên nhẫn vì các ứng viên hoặc khách hàng có thể muốn sắp xếp lại ngày phỏng vấn của họ vào phút cuối.

  • Tốc độ

Các công ty tìm người, các ứng viên tìm công việc ở nhiều nguồn. Ai hành động nhanh chóng sẽ giành chiến thắng cuối cùng. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là vào phút cuối, một công ty có thể nói với bạn rằng họ đã tìm thấy một ứng viên hoặc ứng viên đã tìm được việc làm trong một tổ chức khác. Do đó, tốc độ cũng rất quan trọng.

  • Kỹ năng CNTT và Truyền thông xã hội

Ngày nay, việc làm quen với các chiến lược tuyển dụng truyền thông xã hội và công nghệ CNTT khác nhau sẽ mang lại lợi thế cho bất kỳ nhà tuyển dụng nào và chứng minh rằng bạn là một chuyên gia theo kịp các xu hướng và công nghệ hiện tại.

  • Kỹ năng ngôn ngữ cơ thể

Có thể diễn giải được những "pain points" của người khác rất có lợi vì bạn sẽ hiểu nhanh hơn cách mọi người cảm nhận và những gì họ nghĩ mà không cần họ nói với bạn.

  • Kỹ năng giải quyết vấn đề

Bạn cần trở thành một người giải quyết vấn đề tốt bởi vì bạn có thể phải đối mặt với những tình huống mà bạn không bao giờ nghĩ sẽ xảy ra trên đường đi. Ví dụ, mọi người không tham gia phỏng vấn, các công ty nói với bạn rằng họ đã tìm thấy một ứng cử viên khác, không tìm thấy bất kỳ ứng cử viên nào cho một vị trí nhất định trong một thời gian dài, v.v.

  • Độ tin cậy

Nếu bạn muốn được coi là một chuyên gia đáng tin cậy, bạn cần phải đáng tin cậy khi đến đúng giờ, cung cấp các dịch vụ bạn đã hứa trong một khung thời gian nhất định, v.v. Nếu bạn không theo kịp những điều nhỏ nhặt sẽ không ai tin tưởng bạn và cung cấp cho bạn lớn hơn những thách thức trong tương lai.

  • Kỹ năng làm việc nhóm

Đôi khi bạn cần phải lãnh đạo một nhóm các headhunters khác hoặc bạn cần phải làm việc trong một nhóm để tìm ứng viên tốt nhất cho một công ty tầm cỡ. Biết cách quản lý con người để đạt được mục tiêu đã đề ra là rất quan trọng; giao tiếp tốt giữa tất cả các thành viên trong nhóm sẽ đảm bảo rằng những hiểu lầm và sự thiếu hiệu quả sẽ tránh được.

Phân biệt giữa Headhunter và HR

HR là những người làm trong phòng nhân sự hay phòng tuyển dụng của một công ty và tìm kiếm ứng viên phù hợp cho vị trí mà công ty đang thiếu nhân lực.

Sự khác nhau giữa Headhunter và HR

Headhunter HR
Tuyển dụng thuê ngoài Nhân viên nội bộ của công ty
Đòi hỏi nhiều tố chất và nhiều kỹ năng khác nhau So với headhunter thì recruiter sẽ ít mối quan hệ và có ít tố chất đặc biệt hơn
Mức lương làm việc theo năng lực và khả năng, kinh nghiệm của từng headhunter Được nhận lương cứng, một số công ty có thêm KPI nhưng thông thường mức lương sẽ kém hấp dẫn hơn so với 1 headhunter
Phân chia theo chức năng Phân chia theo nhóm ngành
Được coi là trung gian trong quá trình tuyển dụng Hoàn toàn có khả năng trực tiếp trao đổi tiền lương, chế độ thưởng phạt với công ty

>>> Tham khảo: Từ HR nội bộ nhảy qua làm Headhunter có được không?

Vì sao công ty đã có HR nhưng vẫn cần Headhunter?

Mỗi doanh nghiệp đều sẽ có bộ phận Nhân sự để phụ trách tuyển dụng, tìm người. Vậy thì tại sao doanh nghiệp vẫn cần tìm đến các công ty Headhunting? Có thể kể đến những lý do sau:

  • Bộ phận Nhân sự gặp khó khăn trong việc tuyển dụng ứng viên cấp cao hoặc yêu cầu cao theo chỉ tiêu của cấp trên.

Ứng viên thì nhiều, nhưng ứng viên cao cấp thì ít. Một số vị trí lại càng khó tuyển hơn, ví dụ như Lập trình viên biết Tiếng Nhật, các vị trí C-levels,…

  • Khó khăn trong việc chọn lọc CV của bộ phận Nhân sự

Những người có đủ năng lực, kinh nghiệm thường khá kín tiếng, hầu như không công khai thông tin của mình trên các website tìm việc. Thông thường, nhân sự ở cấp lãnh đạo hoặc ứng viên có trình độ cao thường không dự tuyển qua đăng website tìm việc hay các phương tiện thông tin đại chúng. Họ không có thời gian gửi hồ sơ dự tuyển. Họ sẽ chỉ ứng tuyển khi đã tìm hiểu đầy đủ về doanh nghiệp, công việc cần làm.

  • Các Headhunter thường tìm được cách tiếp cận những nhân tài này qua mạng lưới quan hệ rộng lớn của mình

Qua những buổi làm quen, nói chuyện, hay các cuộc hỏi thăm thường xuyên, các thợ săn sẽ “đãi cát tìm vàng”, chọn ra ứng viên phù hợp với tiêu chí của doanh nghiệp.

>>> Tham khảo: 6 Lý do các nhà quản trị quyết định đầu tư ngân sách sử dụng Headhunting

Mức lương của Headhunter

Mức lương của Headhunter
Mức lương của Headhunter

Headhunting chưa bao giờ là một công việc dễ dàng. Do đó, mức lương cho ngành này khá cao. Nó được tính theo công thức 20% hoa hồng của những đơn hàng đặt từ các doanh nghiệp cộng với lương thưởng theo quy định của doanh nghiệp. Mức lương khởi điểm cho những bạn mới bắt đầu làm Headhunter có thể dao động từ 7 - 10 triệu.

Tóm lại,

Headhunter là nghề khá hấp dẫn và nó giải quyết được bài toán nhân sự hóc búa của các doanh nghiệp. viecTOP hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích đối với các bạn.

Nếu bạn thấy thiếu, hãy để lại bình luận bên dưới nhé!

Bạn có muốn trở thành Headhunter chuyên nghiệp không?

Bắt đầu bước đầu tiên với vị trí HR Freelancer tại hệ thống viecTOP ngay nhé. Hệ thống viecTOP luôn cập nhật jobslist với mức tiền thưởng siêu hấp dẫn mỗi ngày. Team CTV tuyển dụng nhanh tay chớp ngay thời cơ nhận thưởng hoa hồng kèm những chương trình thưởng đặc biệt khác cùng viecTOP nhé!!!!

--

Ngoài ra xem ngay danh sách việc làm cần tuyển mới nhất tại hệ thống viecTOP để tìm ƯV phù hợp và nhận thưởng ngay nha! Tham gia Group dành riêng cho CTV tuyển dụng của viecTOP để được hỗ trợ tốt nhất.

Bình luận