Headhunter khó đỡ: Khách hàng không chọn CV của bạn để phỏng vấn?

Headhunter khó đỡ: Khách hàng không chọn CV của bạn để phỏng vấn?

"Tôi sẽ KHÔNG chọn bạn này để phỏng vấn!"

Hẳn đây là câu nói khiến các Headhunters ngao ngán và nản chí nhất. Ai trong ngành cũng đều hiểu để đến được bước gửi CV cho Khách hàng đã là một hành trình dài và tiêu tốn khá nhiều thời gian. Trong bài viết này, viecTOP sẽ chỉ ra một số lý do dẫn đến tình trạng trên, và bạn có thể làm gì cách để khắc phục nó.

Vì sao Khách hàng không chọn CV của bạn để phỏng vấn?

Lý do đến từ Khách hàng

  • Tâm lý chi tiền sử dụng dịch vụ, mong muốn nhiều hơn dẫn đến không thực tế

Nếu đặt bản thân ở cương vị là Khách hàng, là người chi trả một mức tiền kha khá, thì hẳn bạn cũng sẽ đặt ra nhiều mong muốn và yêu cầu cao hơn. Sau khi quyết định lựa chọn dịch vụ của bạn, họ sẽ bắt đầu có tâm lý sử dụng tối đa lợi ích từ dịch vụ mà bạn đem lại.

  • Nhân sự không hiểu rõ vị trí

Tuy rằng, một trong những kiến thức quan trọng mà một người nhân sự phải có là hiểu rõ bảng mô tả công việc của các vị trí khác. Trên thực tế, những gì thuộc về chuyên môn, hãy để chuyên gia.

Hoặc đến từ chính Headhunters

  • Năng lực chưa đủ

Headhunter là công việc mà ai cũng có thể làm, nhưng không phải ai cũng giỏi. Nó đòi hỏi bạn phải có lượng kiến thức rộng và các kỹ năng mềm khác.

Ai có khả năng trở thành một Headhunter giỏi?

  • Chưa thật sự hiểu mong muốn của Khách hàng

Đôi khi, nhiệm vụ của một Headhunter không phải chỉ là tuyển dụng, tìm ứng viên, săn nhân tài, mà còn đóng vai trò là một người mang giải pháp đến cho Khách hàng. Để làm được điều đó, bạn bắt buộc phải hiểu Khách hàng của mình, hiểu tình hình nội bộ, những vấn đề thực tế mà họ đang gặp phải.

Khách hàng sẽ không biết họ thực sự đang gặp phải vấn đề gì. Chính bạn phải làm rõ nó.

 

Có thể làm gì để khắc phục?

  • Lập bảng câu hỏi

Một đề xuất khá hữu hiệu dành cho bạn: Hãy lập trước bảng câu hỏi tổng quát và chi tiết và dùng nó để trao đổi thông tin về công ty Khách hàng và những yêu cầu trong bảng mô tả công việc. Ưu điểm lớn nhất của cách này chính là giúp bạn không bị bỏ lỡ bất kỳ thông tin cần thiết nào.

Chú ý: hãy làm rõ những điểm đặc biệt trong yêu cầu, phân biệt rõ những yêu cầu bắt buộc/ ưu tiên.

  • Tư vấn

Sau khi điền vào bảng câu hỏi với đầy đủ thông tin cần thiết. Hãy tiến hành phân tích nó dựa vào nhu cầu thực của công ty và độ khả thi của nó. 

Một ví dụ dễ hiểu:

Công ty Khách hàng chỉ đang thiếu nhân sự cho vị trí Graphic Designer, tuy nhiên, họ lại yêu cầu ứng viên phải thành thạo cả công việc của một Video Editor hoặc thậm chí kiêm luôn cả vị trí Marketing... nhưng với một mức lương thấp.

Như vậy thì, trong trường hợp này, chúng ta cần tư vấn và trao đổi thuyết phục lại Khách hàng về nhu cầu và yêu cầu tuyển dụng của họ.

  • Xây dựng mối quan hệ thân thiết với Khách hàng

Một cách khác để hiểu rõ Khách hàng hơn, hãy kết bạn với họ, xem họ là đối tác lâu dài và bền vững. Khi Khách hàng nhìn thấy được sự chân thành từ chúng ta, họ cũng sẽ dễ dàng "tâm sự thật" về tình hình vấn đề hiện tại mà họ đang gặp phải.

Bình luận